Nhà khoa học tình cờ khám phá ra enzim 'ăn nhựa' có thể cách mạng hóa việc tái chế nhựa
Trịnh Tâm 06/13/2018 05:30 PM
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tình cờ khám phá ra một loại enzim ăn nhựa, khám phá này có thể thay đổi mối quan hệ của chúng ta với nhựa mãi mãi.
Cứ 1 phút thì có hơn 1 triệu chai nhựa được bán ra.
Ảnh: vtv.vn

Nếu mở rộng sản xuất thì bước đột phá này có thể dẫn đến một quá trình giải phóng nhựa thành các chất ban đầu, và sau đó, chúng sẽ hình thành các vật dụng bằng nhựa một lần nữa, nên chúng ta không cần phải tạo ra nhiều nguyên liệu để sản xuất nhựa.

Cứ 1 phút thì có hơn 1 triệu chai nhựa được bán ra, nên nhựa có nguy cơ chiếm ưu thế hơn cá ở đại dương vào năm 2050; đây là một mối đe dọa đến môi trường mà Liên hợp quốc gọi là "khủng hoảng hành tinh".


 

Giáo sư John McGeehan, người đứng đầu nghiên cứu này, tin rằng những phát hiện này có thể xoay chuyển tình thế.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng đã có rất nhiều câu chuyện về sự chết và ảm đạm về nhựa, và điều đó chính đáng bởi vì nhựa là một tai họa rất khủng khiếp đối với môi trường. Nhưng đây là một câu chuyện mà chúng tôi hy vọng rằng chúng ta thực sự có thể cùng nhau thay đổi.

Giáo sư John McGeehan tin rằng những phát hiện này có thể xoay chuyển tình thế. Ảnh:telegraph.co.uk

Nghiên cứu này dựa trên khám phá năm 2016 tại một cơ sở chất thải ở Nhật Bản, tại đây, có một loại vi khuẩn đã tiến hóa để ăn nhựa. Trong suốt quá trình đội nghiên cứu nỗ lực để hiểu được enzim phát triển như thế nào, thì họ đã thực hiện một số thay đổi, vô tình khiến cho enzim ăn nhựa nhanh hơn 20 phần trăm so với trước đây.

Báo VICE News đã đến thành phố biển Portsmouth ở Anh để gặp người phát hiện ra khám phá này - và biết được rằng một thế giới bị ô nhiễm bởi nhựa là như thế nào.

Author: Trịnh Tâm

News day