Những người Mỹ lười biếng đang giết chết nền kinh tế Mỹ
Kim Tiến (Dịch) 04/17/2017 10:30 AM
CNN mới đây chia sẻ bài viết của nhà phê bình kinh tế Tyler Cowen trong đó ông bày tỏ quan ngại sâu sắc về vấn nạn lười biếng ngày càng lây lan rộng rãi trong cộng đồng dân cư Mỹ.

Cowen cho rằng người Mỹ không còn tự kinh doanh nhiều như trước đây, họ không còn di chuyển thường xuyên và một số người còn sống trong những khu dân cư tách biệt như thời thập niên 1960. Điều này đang gây ra sự trì trệ đối với nền kinh tế và cả chính trị của Mỹ. Trong cuốn sách mới của mình, Cowen khẳng định thói tự mãn đang hạ gục "Giấc mơ Mỹ", tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động của nước Mỹ không còn ở thời kỳ đỉnh cao trong khi người dân tuyên bố họ đang làm việc cực kỳ chăm chỉ.

Nhiều người Mỹ mơ về một cuộc sống xa hoa nhưng không muốn lao động chân chính. Ảnh: cnn.com

Cowen tin rằng nước Mỹ đã đi quá xa trong việc tạo ra một cuộc sống hoàn hảo và tách biệt cho bản thân và con cái. Người Mỹ tạo ra những thế giới bong bóng mà trong đó họ sợ thay đổi. Ngoài ra, tầng lớp tự mãn trong xã hội Mỹ hay chính xác hơn là sự tự mãn trong mỗi cá nhân người Mỹ cũng khiến sự việc trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để người Mỹ thoát ra khỏi những chiếc bong bóng này? Theo Cowen, lịch sử đã cho thấy, nước Mỹ sẽ vượt lên khi chịu một tổn thương lớn, chẳng hạn như chiến tranh hoặc đại thiên tai. Mỹ có khả năng tuyệt vời để tái tạo chính mình nên nền kinh tế sẽ không phải chịu những tổn thương quá nặng nề. Cowen kêu gọi những khoản đầu tư lớn cho các công trình nghiên cứu, chẳng hạn như đưa thêm người lên mặt trăng hay tìm ra các đột phá về y khoa. Ngoài ra, giáo sư kinh tế học này cũng nghĩ người nhập cư là chìa khóa cho sự bùng nổ kinh tế của Mỹ vì họ ít tự mãn và chăm chỉ nhất.

Người nhập cư có lẽ sẽ là chìa khóa cho nền kinh tế Mỹ.
Ảnh: cnn.com

Năm 2016, một nghiên cứu trên tạp chí khoa học The Lancet cho thấy gánh nặng kinh tế xuất phát từ thói quen lười biếng của người dân. Theo đó, nước Mỹ mỗi năm mất khoảng 27,8 tỉ USD vì bệnh lười. 

Giới nghiên cứu ước tính chi phí của sự lười biếng bằng cách nhìn vào số tiền, năng suất và số tuổi thọ mất đi vì năm loại bệnh tật chủ yếu liên quan đến việc lười hoạt động: tim mạch vành, tiểu đường tuýp 2, đột quỵ, ung thư vú và ung thư ruột. Đái tháo đường tuýp 2 là bệnh làm tốn nhiều chi phí nhất nó lên đến 37,6 tỉ USD, chiếm 70% tổng chi phí y tế trực tiếp.

Một người Mỹ khỏe mạnh ngồi ven đường ăn xin.
Ảnh: collapse.news

Lười biếng được xem là một trong 10 yếu tố hàng đầu dẫn đến cái chết. Còn đối với nền kinh tế Mỹ, lười biếng rất có thể sẽ đưa đất nước tới một giai đoạn tồi tệ hơn bao giờ hết. Thậm chí nam giới da trắng tại Mỹ ở thời điểm năm 2015 còn kiếm được ít tiền hơn so với năm 1969.

Cowen đã gọi cuộc bầu cử của Trump là nỗ lực tuyệt với nhằm thiết lập lại trật tự quốc gia, ông dự đoán trong vài năm nữa, nước Mỹ sẽ tỉnh dậy và ý thức rõ ràng về mức độ thiệt hại từ sự lười biếng. 

Author: Kim Tiến (Dịch)

News day