Sự căng thẳng có làm ta già sớm hơn?
Aries 05/25/2017 01:30 PM
Cơ chế hoạt động của sự căng thẳng là gì? Và nó có làm ta già nhanh hơn không?

Nhiều người thấy mái tóc bạc màu của cựu tổng thống Hoa Kì Obama và nghĩ rằng “Chắc hẳn ông ta chịu nhiều áp lực”; hay thấy vầng trán nhăn nheo của Hillary Clinton mà thốt lên “Các gánh nặng đã thêm tuổi vào gương mặt bà ấy”. Nhưng áp lực và sự căng thẳng có thật sự đẩy nhanh quá trình lão hoá hay không? Có những bằng chứng khoa học nào đúng sau nhận xét này?

Thật ra những kết quả nghiên cứu khá mờ mịt. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, sự căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tinh thần và thể chất, nhưng sự liên hệ cụ thể rất phức tạp và không được thấu hiểu.

Tất cả những điều chúng ta có thể thấy là sự căng thẳng tột cùng, một phản ứng trước những hiểm hoạ thực tế, gọi là phản ứng chạy hay phản công. Phản ứng này cần có sự kết hợp giữa cơ thể và trí não, kết quả là một sự kích động trong hệ tim mạch, miễn dịch và các hệ sinh học khác. Đây là phản ứng sinh tồn. Nhưng khi sự căng thẳng kéo dài, nghĩa là phản ứng chạy hay phản công được kích hoạt và luôn hiện hữu, cơ thể chúng ta bị thúc đẩy trong thời gian dài và cuối cùng trở thành thích nghi sai lệch. Kết quả là cơ thể bị mòn mỏi.

Nghiên cứu cho thấy cách hoạt động của cơ chế này bằng việc chỉ ra các tác động của hoá chất lúc căng thẳng khi phản ứng trong cơ thể. Các chất này gồm: adrenaline, norepinephrine, và cortisol.

Sự căng thẳng oxi hoá nặng có thể gây hoại tử tế bào. Ảnh: pixabay.com

Sự sản sinh Cortisol làm tăng huyết áp, đường trong máu, làm cứng động mạch, tăng dự trữ chất béo và làm giảm hóc-môn tăng trưởng. Cortisol cũng có dấu hiệu trong việc gây ra loãng xương, mất cơ và gollagen, và được tin có thể làm yếu hệ miễn dịch.

Có thể nói rằng các chất tiết ra trong cơ thể đang trong tình trạng căng thẳng xúc tác sự thay đổi nội tại, có thể dẫn đến các thay đổi khác liên quan đến tuổi già.

Nhưng có nhiều kiến thức khác liên quan. Nghiên cứu di truyền đã thể hiện mối liên hệ giữa căng thẳng và thoái hoá cấp tế bào. Nói đơn giản, có 3 yếu tố đóng góp vào quá trình lão hoá: căng thẳng oxi hoá, glycation telomere, và  thoái hoá telomere.

Căng thẳng oxi hoá có thể huỷ hoại ADN vì sự sản sinh chất oxi hoá (những hợp chất nhạy phản ứng tạo ra bởi viêm nhiễm, thức uống có cồn và thuốc lá). Các nhà nghiên cứu đã cho con giun tiếp xúc với các chất làm giảm hiệu quả của chất oxi hoá và vòng đời của giun tăng lên trung bình 44%. Các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ rằng, tuy chưa có bằng chứng xác thực, các sự căng thẳng oxi hoá nặng có thể gây hoại tử tế bào ở người, trực tiếp đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Glycation xảy ra khi đường (glucose) đính vào ADN, chất đạm và chất béo, làm giảm hiệu quả các chất này. Nghiên cứu cho thấy khi ta già đi, glycation gây giảm sút tuần hoàn, làm da khô cứng và tăng hoạt động sai lệch của tế bào cơ thể. Quá trình này đang được nghiên cứu sát sao và sẽ có lời giải thích cho việc hạn chế hấp thu calo giúp các động vật thí nghiệm sống lâu hơn.

Thoái hoá telomere là quy trình tự nhiên diễn ra mỗi lúc tế bào nhân đôi. Telomore là phần cuối của chromosome và nó ngắn đi khi ta già đi. Đang có những nghiên cứu về sự căng thẳng làm đẩy nhanh quá trình này, làm cho tế bào chết đi nhanh hơn, cơ bắp yếu đi, thị lực và thính lực suy giảm, da nhăn và tóc bạc đi.

Căng thẳng kéo dài liên hệ với già sớm. Ảnh: pixabay.com

Ngoài quá trình sinh học, các lựa chọn hằng ngày cũng làm cho tóc bạc và da nhăn. Khi con người lo lắng, họ ăn không ngon, tập thể dục ít đi, hút thuốc và có giấc ngủ thiếu điều độ, tất cả đều đẩy nhanh quá trình lão hoá. Nếu bạn tính đến việc nhăn mặt, các cơ mặt và cơ cổ bị căng và nhúm khi bị căng thẳng, bạn đã có công thức cho sự già sớm.

Có thể tưởng tượng các hóc-môn stress của ông Barack Obama và Hillary Clinton đang hoạt động nhanh chóng và mạnh mẽ đến nhường nào. Chắc là các chất oxi hoá, glycation và sự ngắn đi của telomere đang tăng cường và làm cho cơ thể họ già đi nhanh hơn tất cả những công dân bình thường. Nhưng những người như chúng ta đều có thể hạ thấp mức độ căng thẳng đến nhỏ nhất để kéo dài sức khoẻ và tuổi thanh xuân khi cơ thể bước vào độ tuổi 80 và 90.

Đương nhiên tất cả chúng ta đều già đi. DNA của chúng ta cũng như cha mẹ, đóng vai trò quyết định trong quá trình già đi của ta. Nhưng chúng ta cũng học được nhiều về sự liên hệ giữa sự căng thẳng, quá trình sinh hoá học và di truyền học. Nếu có thể ngăn sự căng thẳng khỏi việc làm tăng tốc quá trình thay đổi tự nhiên của cơ thể, chúng ta có thể trẻ và khoẻ hơn trong thời gian dài hơn.

Theo: psychologytoday.com

 

Author: Aries

News day