Tại sao càng lớn tuổi lại càng khó ngủ?
Nguyên Nhi (Dịch) 06/01/2017 01:30 PM
Vấn đề về giấc ngủ ngày càng tăng lên theo tuổi tác. Đặc biệt là chứng mất ngủ cũng xảy ra phổ biến hơn khi lớn tuổi.

Con người cần ngủ để tái tạo lại năng lượng cho cơ thể và tâm trí, giúp tiếp tục làm việc một cách hiệu quả. Thời lượng giấc ngủ của người trưởng thành cho đến người lớn tuổi vẫn giống nhau là khoảng 6-7 tiếng mỗi ngày, nhưng đối với người già họ có thể thường chỉ ngủ từ 3 đến 4 tiếng.

Một Nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ Surrey tại Đại học Surrey và Trường Y Harvard phát hiện ra rằng, khi được phép ngủ nhiều như mong muốn, thì trung bình người lớn tuổi chỉ ngủ ít hơn 1,5 tiếng.

Ảnh: nhathuocanduoc.vn

Tất cả những người trưởng thành trải qua các giai đoạn khác nhau khi ngủ vào ban đêm. Điều này bao gồm số lượng giai đoạn mắt chuyển động nhanh hoặc ngủ REM (giai đoạn của giấc ngủ khi xuất hiện giấc mơ), trong khi thư giãn cơ bắp nhưng não lại hoạt động rất tích cực, xen kẽ với giấc ngủ non-REM, não ít hoạt động nhưng cơ thể di chuyển xung quanh.
Những người già có xu hướng chỉ có một giai đoạn của giấc ngủ ngon mỗi đêm thường là trong vòng 3 hoặc 4 giờ đầu tiên và sau đó họ có thể thức dậy dễ dàng hơn.

Vấn đề về giấc ngủ ngày càng tăng lên theo tuổi tác. Đặc biệt là chứng mất ngủ cũng xảy ra phổ biến hơn khi tuổi tác tăng cao. Người cao niên cũng có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe gây trở ngại cho giấc ngủ. Kết quả là, những người này có chất lượng giấc ngủ kém.
Điều này có thể làm trầm trọng thêm bởi sự giảm dần việc sản xuất hormone như melatonin và hormone tăng trưởng giúp duy trì nhịp điệu của cơ thể mỗi ngày.

Dưới đây là một số bệnh thường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao niên.

1. Trầm cảm và lo âu

Ảnh: edoctor.io

Trầm cảm thường xảy ra phổ biến ở người già và họ có thể gặp khó khăn với giấc ngủ. Lo lắng có thể gây khó ngủ và luôn trong trạng thái tỉnh táo. Trầm cảm hoặc lo âu cũng có thể làm cho một người bị thức giấc vào sáng sớm và không thể quay trở lại giấc ngủ.

2. Bệnh mãn tính

Ảnh: duocphamaau.com

Trong tình trạng gây đau đớn cho cơ thể như bệnh viêm khớp ở người già, thông thường ở độ tuổi trung bình là 70 tuổi. Cảm giác đau do bệnh viêm khớp cũng thường gây ảnh hưởng giấc ngủ.

3. Chứng mất trí nhớ

Ảnh: ykoatoanthu.com

Mất trí nhớ có thể làm rối loạn mô hình bình thường của các hoạt động hàng ngày. Một số người bị mất trí nhớ trở nên bối rối hơn khi ban ngày chuyển dần sang đêm. Hay tình trạng này thường được gọi là hội chứng sundowning. Một người bị mất trí nhớ khi trời sập tối hay hoàng hôn có thể trở nên bị kích động, rất bồn chồn, đi lang thang trong đêm thậm chí hét lớn.

4. Bệnh hô hấp và bệnh tim

Ảnh: Kienthuc.net.vn

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và suy tim có thể gây khó chịu hoặc khó thở làm cản trở giấc ngủ. COPD còn được biết đến hoặc thường được gọi là viêm phế quản mãn tính.

5. Nhu cầu đi vệ sinh

Ảnh: tuelinh.vn

Khi tuổi càng cao, người ta càng khó kiềm chế nhu cầu đi tiểu. Vì vậy, người cao niên thường hay đi tiểu vào đêm.

Đây có lẽ là do vấn đề với tuyến tiền liệt ở nam giới, và sự giảm sức mạnh của cơ bắp vùng chậu ở phụ nữ, gây ra tình trạng bàng quang hoạt động quá mức.

Theo: health.detik.com
 

 

Author: Nguyên Nhi (Dịch)

News day