1. Nguyên tử trong cơ thể con người
Trung bình một cơ thể khỏe mạnh nặng khoảng 70 kg sẽ có 7.000.000.000.000.000.000.000.000.000 hay 7 x 1027 nguyên tử! Như vậy là 7 triệu triệu triệu nguyên tử hay một triệu triệu lần tổng dân số Thế giới. Khí hydro, oxygen, carbon và nitrogen chiếm khoảng 99% trong tất cả các hạt nguyên tử tồn tại trong cơ thể con người. Nhưng điều rắc rối hơn chính là 98% số lượng 7 x 1027 nguyên tử này đều được thay thế mỗi năm mà ta không hề nhận ra.
2. Nguyên tử và trái táo
Nguyên tử hầu như là trống rỗng. Một nguyên tử giống như một hệ Mặt trời thu nhỏ; các nuclon đóng vai trò là Mặt trời và các electron là các hành tinh quay xung quanh nó. Trên lý thuyết, thể tích của các nuclon và electron rất nhỏ nên một nguyên tử sẽ có 99.999% là khoảng trống. Vì vậy, nếu ta lấy đi toàn bộ số khoảng trống đó, ta có thể nhét toàn bộ số dân trên Thế giới vào chỉ trong một quả táo.
(Theo một quan điểm vật lý, điều này không hoàn toàn đúng vì mỗi electron đều có một “hàm sóng”để nhận biết sự có mặt của mình. Điều này có nghĩa là dù electron có thể tích khá nhỏ, nhưng thể tích ấy lại trải rộng ra một thể tích khác tương đối lớn).
3. Nguyên tử và những thìa nước
Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ hai thế giới và chiếm khoảng 20% tổng bề mặt Trái Đất. Để được vậy, diện tích của nó phải lớn hơn tổng diện tích của ba lục địa cộng lại – Châu Á, Châu Phi, và Bắc Mỹ. Về độ sâu, nó có thể tính như 19 tòa nhà Empire State Building chồng lên nhau. Vậy nó chứa bao nhiêu muỗng café nước? Rất nhiều phải không? Ước tính khoảng 6.3 x 1022 muỗng. Số lượng nguyên tử trong mỗi muỗng nước sẽ gấp 3 lần số đó – nghĩa là, gấp 3 lần tổng số muỗng nước trong Đại Tây Dương!
4. Nguyên tử, DNA và cuộc du ngoạn từ Trái Đất đến Mặt trời
DNA là các phân tử mang thông tin di truyền. Các phân tử DNA được cấu tạo bởi các nguyên tử như carbon, hydro, nitrogen, oxygen và photpho. Các phân tử DNA không tồn tại riêng lẻ, mà kết nối với nhau thành sợi. Nếu như tất cả các DNA ở từng tế bào con người được trải rộng ra, nó sẽ giống như sợi dây mảnh dài tới 2 mét. Có khoảng 1013 - 1014 tế bào trong cơ thể người, nghĩa là tổng chiều dài của DNA sẽ lên tới 2 x 1013 – 2 x 1014 mét. Nó tương đương với 70 chuyến du hành từ Trái Đất tới Mặt Trời và ngược lại
5. Nguyên tử, cờ vua và vũ trụ
Cờ vua là một trò chơi khá thú vị, có thể coi là trò khó nhằn, với 32 quân cờ và vô số cách đi. Ước tính có tất cả 1040 vị trí trên bàn cờ. Nếu thật nhiều như vậy, số nước cờ có thể đi sẽ vào khoảng 10120 (gọi là số Shannon)! Hiện tại, tổng số nguyên tử có thể quan sát được trong vũ trụ khoảng 1078 – 1082. Do đó, số lượng của các nguyên tử trong vũ trụ ít hơn số nước có thể đi trên một bàn cờ vua là rất rất nhiều! Cờ vua là trò chơi khó nhằn, đúng không?
Creepypasta và những sự thật thú vị
5 phong tục tập quán của người Việt Nam không…
Sự khác biệt giữa phong cách Vintage và Retro
Vì sao nhiều người lại thích mèo?
5 biểu hiện cho thấy bạn đang sống ảo
10 điều bạn chưa biết về đất nước Colombia
5 so sánh kinh điển giữa mắt người và máy…
Những sự thật thú vị về Conan (Phần 2)
6 nhà hóa học nổi tiếng nhất Thế giới
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX