Hãy tưởng tượng: Bạn là người sáng lập ra phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển bí mật tại một trong những công ty hàng đầu trên thế giới, có đặc quyền được nhận một mức lương rất cao và tên tuổi của bạn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông hai đến ba lần một tuần. Vai trò của bạn là đưa ra những ý tưởng có thể làm thay đổi cuộc sống và ý tưởng tuyệt vời nhất của bạn tính đến giờ là một chiếc xe ô tô tự lái. Bạn đã được gọi là một trong những người sáng tạo nhất thế giới và bạn cũng có thể là một trong những người thông minh nhất, đã từng là giáo sư tại Stanford.
Và sau đó, khi bạn ở đỉnh cao của sự nghiệp, bạn từ bỏ tất cả mọi thứ.
Rời bỏ phòng thí nghiệm thú vị nhất hành tinh
Người sáng lập là nhà khoa học Sebastian Thrun và cơ sở nghiên cứu phát triển đó chính là Google X, phòng thí nghiệm bí mật đến nỗi mà gần như không ai trong Google biết về nó. Thrun làm việc từ năm 2010 đến 2012 và là 1 trong số những người đứng sau dự án xe tự lái Waymo, dự án Loon đưa internet đến các vùng xa nhất bằng khí cầu nóng và Google Glass.
Tuy nhiên, Thrun đã rời khỏi Google X bởi vì tầm nhìn của ông đối với nhân loại còn lớn hơn những gì ông cảm thấy có thể làm ở đó. “Tôi đã làm việc trong một phòng thí nghiệm thú vị nhất trên hành tinh này… và khi rời bỏ đó, tôi đã từ bỏ 97% lương", ông nói.
Từ khi còn là 1 cậu thanh niên ở thị trấn Solinge (Đức), Sebastrian Thrun đã say mê TI-57, một thiết bị được sản xuất bởi Texas Instruments có thể thực hiện những điều khiến ông sửng sốt. Chính thiết bị này đã dẫn dắt Thrun đến con đường nơi kỹ năng lập trình của ông sẽ cho phép ông làm những điều mà các chàng trai và cô gái luôn mơ ước: thiết kế rô bốt, chiến thắng cuộc thi khoa học và xuất hiện trên truyền hình.
Tuy nhiên, sau khi đã đạt được nhiều thành tựu như lấy bằng Tiến sỹ về khoa học máy tính và thống kê của Đại học Bonn, Đức; trở thành giáo sư tại Stanford, giành nhiều giải thưởng về khoa học trong giới truyền thông và cả đạt được những cột mốc quan trọng tại Google X, những tham vọng của ông cuối cùng lại mang màu sắc thực tế hơn: ông muốn mọi người có cơ hội học tập những kỹ năng mà ông đã có cho dù ở bất cứ nơi đâu.
Xe tự lái và phòng thí nghiệm bí mật của Google
Sebastrian Thrun đã mất người bạn thân nhất của mình trong một tai nạn xe hơi khi 18 tuổi. Ông nói với khán giả của chương trình truyền hình TED vào năm 2011 rằng: “Thời điểm bi thảm này đã khiến ông nghĩ rằng mình sẽ cống hiến cuộc đời để cứu sống 1 triệu người thiệt mạng vì tai nạn giao thông mỗi năm, bằng cách phát minh ra một chiếc xe tự lái – tốt hơn cả con người”.
Và thế giới bắt đầu biết tới tên tuổi của Thrun khi ông làm phó giáo sư ở Standford. Thrun đã dẫn dắt một đội tạo ra chiếc xe hơi tự lái và đã giành chiến thắng trong giải đua DARPA Grand Challenge năm 2005, một quãng đường dài 130 dặm trên sa mạc Mojave. Sáng chế này thực sự quan trọng bởi người sáng lập Google – ông Larry Page (đã ngụy trang nhằm tránh sự chú ý) đã phát hiện ra Thrun trong chính sự kiện này.
“Larry đã đi đến cuộc đua và… đã ngụy trang với một cái mũ và kính râm để ông không bị mọi người xung quanh làm phiền. Nhưng… ông đã quan tâm đến phát minh của Thrun. Larry đã từng là tín đồ của công nghệ này lâu hơn những gì mà tôi biết. Và cùng với Sergey (Brin), ông thực sự muốn hiểu điều gì đang xảy ra” Thrun nói.
Phiên bản sau đó của chiếc xe này có gắn máy quay phim trên nóc để nhóm nghiên cứu có thể xem xét sự tiến bộ của nó mỗi ngày, và điều này đã tình cờ phát triển nên ứng dụng nổi tiếng Google Street View.
“Chúng tôi nhận ra rằng video thực sự rất tuyệt vời. Và chúng tôi đã đi đến Google nói rằng “Chúng tôi muốn giúp bạn xây dựng Street View” và chúng tôi đã kết thúc như vậy – nó giống như việc mua lại một công ty mới khởi nghiệp. Sau đó, chúng tôi chuyển từ Standford sang Google. Tại đây, tôi và bốn sinh viên tốt nghiệp của mình đã trở thành những người đam mê với Street View”.
“Và chúng tôi đã xây dựng Street View với từng góc chụp riêng lẻ của mọi đường phố trên thế giới”.
Street View đã trở thành dự án bí mật đầu tiên trong Google X. “Chúng tôi đã có một tòa nhà riêng biệt mà không ai biết đến. Ít nhất là trong một năm rưỡi, không có ai trong Google có manh mối về sự tồn tại của chúng tôi” Thrun nói.
Ted Talk và cảm hứng từ Khan Academy
Bài phát biểu TED Talk của Thrun năm 2011 thực sự là một khoảnh khắc chói sáng. Không phải bởi nó đã ghi nhận 2,4 triệu lượt xem và nhận được những phản ứng rất tích cực mà bởi vì ông đã gặp một người quan trọng, người đã truyền cảm hứng mới cho ông. Đó chính là Sal Khan, nhà sáng lập của Khan Academy - kênh video trực tuyến chuyên về giáo dục đào tạo.
“Khan không có công cụ giảng dạy nhưng video giáo dục của anh ta phát tán nhanh như virus. Khan giống như là có hàng chục triệu sinh viên. Và tôi thì đang ngồi ở Standford với lớp học của mình với chỉ khoảng 50 sinh viên. Khi đó, tôi đã nghĩ: “Trời ơi. Tôi có thể làm được điều tương tự”.
Vì vậy, Thrun đã đưa bài giảng về trí tuệ nhân tạo của mình lên mạng và đã có 160.000 sinh viên tham gia, trong đó có 23.000 sinh viên tốt nghiệp. Nhưng ông cũng nhận ra rằng các sinh viên xuất sắc không phải đến từ Stanford.
“Khi các sinh viên tốt nghiệp, chúng tôi xếp hạng đánh giá những sinh viên đó với sinh viên Stanford. Chúng tôi cung cấp cho các sinh viên đề thi và bài tập về nhà giống hệt nhau. Nhờ đó, tôi, thực sự có thể so sánh kết quả của tất cả các sinh viên. Kết quả là 412 sinh viên hàng đầu không phải là sinh viên của trường Stanford. Chỉ có duy nhất một sinh viên tốt nhất Stanford xếp thứ hạng số 41 trong 412 sinh viên”.
Thrun đã nhận ra rằng nếu làm công tác giáo dục cho tất cả mọi người chứ không chỉ dừng lại ở một số ít các thành viên ưu tú, điều đó có thể giúp đỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới.
“Lúc này, dường như có một sự thôi thúc mạnh mẽ trong con người tôi. Tôi đã không lường trước được rằng tôi muốn trở thành một giáo viên giảng bài trực tuyến hoặc một giám đốc điều hành của một công ty. Nhưng khi tôi nhận ra rằng với một lớp học như thế, tôi có thể giảng dạy một lúc nhiều sinh viên hơn tôi thấy mình thực sự phải làm điều gì đó thay đổi. .
Và sau đó vào năm 2012, Thrun đã rời khỏi Google X và sáng lập nên trường đại học trực tuyến có tên Udacity.
Ước mơ dạy cả thế giới biết lập trình
Không ít người nói rằng họ muốn thay đổi thế giới, nhưng với Sebastian Thrun thì nhiều người thực sự tin ông có thể làm được điều đó.
Tầm nhìn của Thrun là tạo nên một nền giáo dục mà mọi người trên toàn thế giới đều có thể tiếp cận, cho dù họ đang ở bất cứ đâu. Ông chia sẻ với khán giả tại hội nghị Udacity’s Intersect hồi tháng 3 vừa qua rằng: “Tôi có một giấc mơ rằng chúng ta có thể biến giáo dục trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Khi đó, việc bạn đang sống ở Trung Đông hay Nam Mỹ đều không thành vấn đề bởi, bạn sẽ có thể tiếp cận được nền giáo dục như nhau ở khắp mọi nơi. Và sau đó chúng ta hoàn toàn có thể cùng nhau biến đổi hoàn toàn thế giới”.
Theo kết quả thống kê từ tạp chí học trực tuyến có tên Class Central thì Trường đại học trực tuyến Udacity hiện có 4 triệu người đăng ký sử dụng và là nhà cung cấp giáo dục trực tuyến lớn thứ 5 trên thế giới. Tất nhiên, để đạt được kết quả này, trường học cũng phải mất vài năm thăng trầm. Ban đầu, trường chỉ tập trung giảng dạy đại học trực tuyến và đã thu hút 160.000 sinh viên khóa học đầu tiên, nhưng sau đó số lượng bắt đầu giảm, thậm chí có khóa học chỉ có 5.000 người đăng ký.
Và không chỉ dừng ở những con số đó, New York Times đã gọi mô hình này là “thất bại” và liên đoàn các giáo chức Mỹ đã chỉ trích ông Thrun vì đã cung cấp các khóa học đại học với chỉ 150 đô la.
Mô hình đào tạo mới của Udacity với tên gọi “Nanodegree” cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn cho ngành công nghiệp công nghệ cao bao gồm robot, tiếp cận kỹ thuật số và kỹ thuật xe hơi tự lái, hợp tác với các doanh nghiệp bao gồm IBM, Mercedes-Benz và Google.
Ngoài ra, Thrun còn đang đẩy mạnh việc hợp tác với Larry Page để tung ra một chiếc xe bay vào tháng trước và sử dụng công nghệ để làm thức ăn nhanh bổ dưỡng. Đây là nỗi ám ảnh mới của Thrun. “Tôi đang trông có thời gian rảnh rỗi và ngay bây giờ tôi bị ám ảnh hoàn toàn bởi cố gắng thực hiện bữa tối tuyệt vời, bổ dưỡng và ngon nhất thế giới trong ba phút rưỡi”, ông nói.
“Chúng tôi có đủ công nghệ để có thể làm được điều này và chúng tôi đã đưa các mẫu thực phẩm cho các nhà phê bình nổi tiếng về ẩm thực. Hầu hết trong số họ đều thích thức ăn của chúng tôi”.
Vậy liệu Sebastrian Thrun một nhà lập trình trẻ tuổi, một nhà khoa học, nhà phát minh, nhà giáo dục và một người phục vụ nhân loại có thể tạo ra đồ ăn cho thế giới? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Theo: Diệu Nguyễn/Cafef
Dự án thành công nhất mọi thời đại của Shark…
Ông trùm mì gói Acecook mở tiệm mì
Vũ Duy Thức và sản phẩm OhmniLabs mang đậm giá…
Từ cậu bé rửa xe, bán vé số đến CEO…
Start-up bán hoa quả “khác người” ở thung lũng Silicon
Chàng kỹ sư IT gọi vốn thành công 25.000 USD…
The KAfe, Coffee Inn "chết yểu", các chuỗi trà sữa…
Trả "học phí" để khởi nghiệp thành công
Tỷ phú Bill Gates không còn là người giàu nhất…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX