Trong cuộc họp thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay (3/8), nhiều cơ quan báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế đã tập trung rất đông. Tâm điểm của những câu hỏi mà cánh phóng viên nhà báo đưa ra là nhằm vào thông cáo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Martin Schaefer ngày 2/8.
Theo đó, ông Schaefer cáo buộc "cơ quan tình báo và đại sứ quán Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức" và "vi phạm luật pháp Đức và quốc tế".
Cũng vì vấn đề này mà hôm 1/8, Đức triệu tập đại sứ Việt Nam và sau đó yêu cầu một viên chức của Đại sứ quán Việt Nam có liên quan trực tiếp rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ. Berlin còn đề nghị Hà Nội cho phép Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức "để nhà chức trách Đức có thể xử lý đơn xin tị nạn của ông Thanh và đề nghị dẫn độ của Việt Nam theo quy trình".
Chiều hôm nay, trả lời các câu hỏi về việc Bộ Ngoại giao Đức cáo buộc Việt Nam “bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Tôi lấy làm tiếc về phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức”.
Để giải thích cho vấn đề liên quan đến Trịnh Xuân Thanh có bị an ninh Việt Nam bắt khỏi Đức. Bà Hằng nói: “Theo thông báo từ Bộ Công an Việt Nam ngày 31/7, ông Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra để đầu thú, hiện đang tiếp tục điều tra”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm: “Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức”.
Chương trình thời sự VTV1 tối 3/8 cũng đã phát sóng có đoạn Trịnh Xuân Thanh nói trên sóng truyền hình về quyết định đầu thú của mình. Trên truyền hình, ông Thanh nói: “Trong quá trình trốn chạy tôi cũng nghĩ mình suy nghĩ không chín chắn nên đã quyết định đi trốn. Tôi nhận thức thấy rằng mình phải về đối diện với sự thật. Và cái thứ hai là cần về gặp lại mọi người. Rồi đặc biệt là báo cáo với lãnh đạo, mình đã nhận thức được khuyết điểm, xin lỗi. Được gia đình động viên, tôi đã ra tự thú”.
Trước đó, ngày 31/7, Bộ Công an thông tin Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại Nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; Hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.
Trịnh Xuân Thanh bị Bộ Công an Việt Nam truy nã quốc tế từ 9/2016. Ông Thanh từng giữ chức Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ Công Thương, Vụ trưởng, Trưởng ban đổi mới tại Bộ Công Thương, Vụ trưởng, chánh văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với ông Thanh để điều tra cáo buộc có nhiều sai phạm trong quản lý dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) giai đoạn 2007 - 2013.
Ông Thanh xin nghỉ phép với lý do ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng hết phép, ông không trở lại nhiệm sở, mọi liên lạc bị cắt đứt. Đến nay 10 người liên quan vụ án đã bị bắt, trong đó có 4 cựu lãnh đạo PVC.
Vụ Hiệu phó bị tố dùng clip sex tống tình…
Hà Nội: 2 cặp đôi ngủ chung giường, án mạng…
Chiêu trò lừa đảo lại xuất hiện trên Facebook
Petrolimex treo băng rôn ủng hộ hàng Việt Nam và…
Hải Phòng: Con nghiện dùng dao uy hiếp mẹ đẻ…
Rớt công chức vẫn lên chức phó phòng
Tổng hợp 24h: Bị từ chối Visa đi Mỹ, cậu…
Tin tức Việt Nam ngày 4/10/2018: Người đàn ông bị…
Tổng hợp 24h: Hà Nội xây nhà hát Hoa Sen…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX