Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế 20% đối với ô tô nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) trừ khi khối này dỡ bỏ các loại thuế nhập khẩu và nhiều rào cản khác với hàng hóa của Mỹ. Những căng thẳng hiện tại không khỏi khiến cuộc chiến tranh thương mại quy mô trên toàn cầu tăng cao, theo cảnh báo từ EU, nó có thể tác động đến hoạt động thương mại quy mô đến 300 tỷ USD.
Trên tài khoản Twitter của Tổng thống Trump trong ngày 22/6, ông đe dọa nếu châu Âu không gỡ bỏ các chính sách thuế và rào cản thương mại với hàng Mỹ, Washington sẽ đánh thuế 20% đối với tất cả các ô tô nhập khẩu vào Mỹ, ông muốn ô tô châu Âu phải được sản xuất tại Mỹ.
Điều này đã gây ra một sự lo lắng trên diện rộng với giới đầu tư trên khắp thế giới. Một cuộc khảo sát hàng quý của Hội đồng Giám sát Tài chính Toàn cầu, sự bất ổn về thương mại đã trở thành rủi ro lớn nhất đối với các tập đoàn. Đến thời điểm này, 35% các CFO (giám đốc điều hành) toàn cầu nói chính sách thương mại của Mỹ là rủi ro lớn nhất bên ngoài mà công ty của họ phải đối mặt, tăng từ 27% trong quý 1 và gấp 3 lần so với 11,6% người đã trích dẫn chính sách thương mại trong quý IV năm 2017. Với các CFO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tỷ lệ này là 60%.
"Điều thú vị là các nhà lãnh đạo cũng như các nhà đầu tư không thích sự không chắc chắn, nhưng có vẻ họ đang dần phải làm quen với điều này", CFO của CFBC Global cho biết.
Dòng trạng thái của Tổng thống Trump trên Twitter được đăng tải vài giờ sau khi EU áp thuế với khoảng 3,3 tỷ USD hàng Mỹ để đáp lại các biện pháp rào cản mà Tổng thống Trump áp dụng với sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu.
Các biện pháp thuế quan của châu Âu nhắm đến một số mặt hàng nhạy cảm về chính trị, trong đó phải kể đến mức thuế 25% đối với xe phân khối lớn của Harley Davidson, quần jeans của Levi Strauss & Co và rượu whisky. Các biện pháp thuế của EU nhắm đến tổng số khoảng 200 mặt hàng bao gồm ngô, gạo, nước cam, xì gà, thuốc lá, mỹ phẩm, tàu thuyền và thép.
Quan điểm của Tổng thống Trump chống lại ngành ô tô châu Âu đe dọa gây ra cuộc chiến tranh thương mại giống như ông đã từng gây ra với Trung Quốc.
Mỹ sẽ có thể lấy cớ bảo vệ an ninh quốc gia cho việc đánh thuế ô tô, cũng giống như Mỹ đã từng làm vào tháng 3/2018 khi đánh thuế nhập khẩu nhôm và thép. Ban đầu, Tổng thống Trump miễn trừ cho châu Âu, thế nhưng sau đó quy định miễn trừ đã bị loại bỏ đi khi mà các cuộc đàm phán với Âu không mang lại kết quả nào tích cực.
Trong tháng 5/2018, Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu điều tra về việc liệu nhập khẩu ô tô và xe tải nhẹ có tác động đến khả năng phòng vệ của nước Mỹ bằng việc tác động xấu đến ngành ô tô của Mỹ.
Điều này đã gây ra một sự lo lắng trên diện rộng với giới đầu tư trên khắp thế giới. Một cuộc khảo sát hàng quý của Hội đồng Giám sát Tài chính Toàn cầu, sự bất ổn về thương mại đã trở thành rủi ro lớn nhất đối với các tập đoàn. Đến thời điểm này, 35% các CFO toàn cầu nói chính sách thương mại của Mỹ là rủi ro lớn nhất bên ngoài mà công ty của họ phải đối mặt, tăng từ 27% trong quý 1 và gấp 3 lần so với 11,6% người đã trích dẫn chính sách thương mại trong quý IV năm 2017. Với các CFO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tỷ lệ này là 60%.
"Điều thú vị là các nhà lãnh đạo cũng như các nhà đầu tư không thích sự không chắc chắn, nhưng có vẻ họ đang dần phải làm quen với điều này", CFO của CFBC Global cho biết.
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX