Hy Lạp cần một đợt cứu trợ tài chính mới trong khuôn khổ gói cứu trợ trị giá 86 tỷ euro vào quý 3 năm nay để đáp nhu cầu trả nợ, nhưng thoả thuận cuối cùng để Athens nhận được gói cứu trợ này bị phá vỡ do mâu thuẫn cuối năm ngoái.
Một quan chức chính phủ Hy Lạp cho biết, cải cách thêm nhằm để ngân sách bền vững sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2019, sau khi gói cứu trợ mới đây kết thúc vào năm 2018.
Các chuyên gia của Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Quỹ cứu trợ khu vực đồng euro ESM và Quỹ Tiền tệ quốc tế sẽ sớm đến Athens, người đứng đầu nhóm bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro Jeroen Dijsselbloem cho biết. “Sẽ có một sự thay đổi trong chính sách, chuyển từ yêu cầu thắt lưng buộc bụng sang việc chú trọng hơn vào cải cách sâu sắc, đó là một yếu tố quan trọng đối với IMF”, ông nói.
Thỏa thuận này là một sự thỏa hiệp giữa các quan điểm trái ngược nhau của IMF, khu vực đồng euro và Hy Lạp trong việc khiến cho nền kinh tế hiệu quả hơn và tài chính công bền vững.
IMF cho rằng hệ thống lương hưu của Hy Lạp cần phải cải tổ sâu hơn nữa, trong khi Hy Lạp đã thẳng thừng từ chối việc cải cách hơn nữa.
Khu vực đồng euro cũng nói rằng những cải cách theo thỏa thuận cho đến nay đã đủ cho Hy Lạp đáp ứng và duy trì mục tiêu thặng dư trước chi phí nợ là 3,5% GDP từ năm 2018 trở đi. Tuy nhiên, IMF cho rằng những cải cách hiện tại sẽ chỉ mang lại thặng dư 1,5% và việc cải cách về thu nhập cũng như thị trường lao động là vô cùng cần thiết.
Các thỏa thuận vào hôm 20/2 vẫn bỏ ngỏ con số tiết kiệm mà các chính sách cải cách mới mang lại. “Tôi không thể đặt một số vào đó bởi vì những con số vẫn đang thay đổi và những cuộc thảo luận về con số này vẫn đang tiếp diễn, vì vậy con số cuối cùng sẽ được thiết lập trong quá trình xem xét”, Dijsselbloem nói. “Nhưng những gì chúng tôi đã đồng ý bây giờ là ý định của IMF”.
Một khi các cải cách đã được thống nhất giữa Athens và các chuyên gia của các chủ nợ, IMF sau đó sẽ đánh giá tính bền vững nợ mới cho Hy Lạp để xem nước này cần phải giảm bao nhiêu nợ.
Hiện IMF tin rằng Hy Lạp cần giảm nợ đáng kể, trong khi khu vực đồng euro không cho rằng như vậy. “Vấn đề nợ bền vững sẽ trở lại khi toàn bộ gói cải cách được đồng ý”, Dijsselbloem nói.
“Sau đó IMF có thể nói ngân sách sẽ bền vững trên trên cơ sở này và những cải cách này sẽ hỗ trợ phục hồi hơn nữa, khi đó toàn bộ phân tích các khoản nợ trong những năm tới sẽ tích cực hơn”, ông nói.
Các cuộc đàm phán hiện nay diễn ra trong suốt chiến dịch tranh cử ở Hà Lan và Pháp, việc mà theo các quan chức khu vực đồng euro là có thể khiến cho việc đưa ra thỏa thuận cuối cùng khó khăn hơn.
Nhưng các quan chức khu vực đồng euro cũng cho biết không có gì phải vội vàng vì Hy Lạp có đủ tiền mặt cho tới tháng 7 – thời điểm khoản nợ 7,2 tỷ euro đáo hạn và đó là lý do Hy Lạp sẽ cần tới sự trợ giúp của các chủ nợ.
“Không cần phải giải ngân trong tháng Ba, tháng Tư hoặc tháng Năm”, Dijsselbloem nói. “Không có vấn đề thanh khoản trong ngắn hạn ở Hy Lạp, nhưng tất cả chúng ta đều cảm nhận được cảm giác cấp bách vì vấn đề quan trọng là niềm tin”, ông nói.
Dijsselbloem nói rằng nếu những cải cách thêm được thống nhất của các chuyên gia là để làm cho Hy Lạp nhanh chóng đạt được các mục tiêu tài chính của mình, Athens sẽ có thể thặng dư trở lại để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Theo: Thoibaonganhang.vn
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Góc nhìn kinh doanh: Năng nhặt thì chặt bị từ…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Những sự thật thú vị về Walmart - tập đoàn…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Indonesia đang cân nhắc đổi tiền
Startup Remitly của Mỹ mở rộng thị trường sang Vương…
Hãng bán lẻ JCPenney Hoa Kỳ sẽ đóng cửa 138…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX