Reuters cho biết ngày 11/10, Văn phòng Tổng thống Philippines đã công bố một bản ghi nhớ cho biết cảnh sát, quân đội và các cơ quan nhà nước khác được rút khỏi "cuộc chiến ma túy". Tất cả các hoạt động được giao lại cho Cơ quan Chấp pháp về Ma túy Philippines (PDEA). Bản ghi nhớ cho biết PDEA sẽ là "cơ quan duy nhất" làm tất cả các phần việc này.
Người ta chưa rõ tại sao Tổng thống Duterte lại đột ngột ra thông báo này. Trong suốt 15 tháng kể từ khi "cuộc chiến ma túy" được phát động, cảnh sát đã là lực lượng nắm chính và được cho đứng sau hầu hết vụ bắt bớ và giết các nghi phạm ma túy.
Người phát ngôn Tổng thống và bộ phận báo chí đều chưa trả lời yêu cầu bình luận từ Reuters.
Hãng tin này nhận định động thái mới nhất có thể khiến cuộc chiến ma túy bớt căng thẳng khi PDEA chỉ là một cơ quan nhỏ so với lực lượng cảnh sát lên đến 190.000 người của Philippines. Dù vậy, đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Duterte yêu cầu cơ quan này đảm nhiệm cuộc chiến chống ma túy.
Hồi cuối tháng 9, Tổng thống Philippines từng một lần tạm ngưng các hoạt động chống ma túy của cảnh sát để "thanh tẩy" lực lượng mà ông cho là đã "tham nhũng đến tận lõi". Lệnh tạm ngưng bị dỡ bỏ sau đó 5 tuần với lý do ma túy lại tràn về khắp đường phố và thành tựu của cuộc chiến trước đó đang mất đi.
Bản ghi nhớ, được ký ngày 10/10, yêu cầu cảnh sát luôn luôn "duy trì hiện diện, như một trở lực cho các hành động phi pháp", trong khi đó quyền thực hiện các chiến dịch chống ma túy được giới hạn về cho cơ quan chuyên trách. Mục đích của thay đổi là nhằm "mang lại trật tự cho chiến dịch chống ma túy, từ đó chỉ ra đúng người phải chịu trách nhiệm".
Hồi tháng 9, Bộ Tư pháp Philippines đã tiến hành một cuộc điều tra đối với 4 cảnh sát ở Caloocan, thành phố thuộc Vùng thủ đô Manila, dựa trên cáo buộc giết người và tra tấn. Họ bị buộc tội liên quan đến vụ sát hại cậu học sinh 17 tuổi Kian Loyd Delos Santos trong một cuộc đột kích của chiến dịch chống ma túy vào tháng 8.
Cha mẹ của hai thanh thiếu niên khác, Carl Angelo Arnaiz, 19 tuổi, và Reynaldo de Guzman, 14 tuổi, cũng nộp đơn tố cáo 2 sĩ quan cảnh sát Caloocan vì hành vi giết người và tra tấn.
Thành phố Caloocan sau đó đã sa thải toàn bộ lực lượng gồm 1.200 cảnh sát.
Khoảng 9.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến chống ma túy đẫm máu kể từ khi ông Duterte nhậm chức vào cuối tháng 6/2016. Cảnh sát một mực khẳng định họ chỉ giết 1/3 trong số đó nhằm tự vệ khi bị nghi phạm tấn công. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền tin rằng số còn lại là nạn nhân của những kẻ giết thuê được chính quyền hỗ trợ hoặc cảnh sát cải trang.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX