SOU, công ty điều hành các cửa hàng đồ hiệu đã qua sử dụng (second-hand) ở Nhật đạt lợi nhuận 1,14 tỷ yen (11 triệu USD) trong doanh thu 22,7 tỷ yen (hơn 214 triệu USD) năm ngoái. Kinh doanh tốt đến nỗi người sáng lập Shinsuke Sakimoto quyết định đưa công ty lên sàn chứng khoán. Cổ phiếu Hãng tăng 24% khi mở cửa giao dịch tại Tokyo so với giá chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng lần đầu (IPO).
Trong 2018, công ty hy vọng doanh số bán hàng sẽ tăng 31% so với năm ngoái. SOU có vốn hóa thị trường khoảng 24,5 tỷ yen (hơn 231 triệu USD) và đang chào bán lượng cổ phiếu trị giá 4,9 tỷ yen (hơn 46 triệu USD).
Bán lại túi Hermes, Louis Vuitton, đồ trang sức cao cấp đã qua sử dụng là một ngành công nghiệp đang phát triển ở Nhật. Theo một báo cáo của Chính phủ Nhật, thị trường này tại Nhật có giá trị gần 200 tỷ yen.
Trang web đấu giá của Yahoo (Nhật) đang chiếm ưu thế, nhưng có rất nhiều sự cạnh tranh. Chẳng hạn, trong tháng 3/2016, Mercari Inc đã trở thành startup đầu tiên của Nhật đạt tới giá trị 1 tỷ USD. Ý tưởng của Mercari là dành riêng cho thiết bị di động và cho phép người dùng dễ dàng bán các sản phẩm, hàng hóa, từ quần áo, đồ điện tử tới vé xem bóng chày. Mercari hưởng lợi từ số tiền hoa hồng trích trong mỗi vụ mua bán thành công.
Hiện Sou đã mở hơn 57 điểm tập kết hàng trên toàn nước Nhật. Mỗi cửa hàng được thiết kế sang trọng, đặt tại những vị trí đắc địa nhất. “Điều này sẽ khiến người bán lại hàng cảm thấy thoải mái. Thời gian tới Sou sẽ tăng thêm số lượng điểm tập kết”, ông Sakimoto cho biết.
Đây là hệ thống thu hút những người bán đi những món hàng hiệu mà họ đã chán, hoặc đổi những thứ mới mẻ hơn. Sự tăng trưởng của Công ty, theo Sakimoto, xuất phát từ “khả năng của họ làm để hài lòng các khách hàng, mua hàng và sau đó bán chúng một cách nhanh chóng”. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8/2017, Công ty dự kiến doanh thu sẽ tăng 31% so với năm trước.
Sakimoto nói rằng không thể biết trước nhu cầu của khách hàng là nhiều hay ít. Vì vậy, một khi SOU mua các mặt hàng hiệu second hand, họ sẽ tổ chức bán đấu giá cho các doanh nghiệp 4 lần một tháng. Điểm đến tiếp theo của SOU có thể là một thành phố khác ở châu Á. SOU cũng đang xem xét một địa điểm ở nước ngoài như các sàn đấu giá tại Hồng Kông để bán kim cương, tất nhiên cũng là kim cương cũ.
Những doanh nghiệp như SOU tạo thành ngành công nghiệp xuất khẩu và buôn bán đồ cũ trị giá hàng tỷ USD tại Đông Nam Á. Theo số liệu của Tạp chí Japan Re-use Business Journal, hơn 20 công ty Nhật đã thành lập hơn 60 cửa hàng hoặc nhà phân phối chuyên bán hàng Nhật đã qua sử dụng tại 8 nước Đông Nam Á trong những năm gần đây.
Hiện nay, ngành bán lẻ đồ cũ đã chiếm 4,36% tổng thị trường bán lẻ Nhật. Đối với các thương hiệu xa xỉ, đồ cũ chiếm hơn 10% thị trường.
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX