"Chúng tôi nhận thức rất rõ hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông. Chúng tôi đã trực tiếp bày tỏ quan ngại với Trung Quốc về vấn đề này. Nó (việc quân sự hóa) sẽ kéo theo hậu quả ngắn hạn và dài hạn", AFP dẫn lời Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders ngày 3/5. Tuy nhiên bà Sanders không nói hệ quả đó có thể là gì.
Lời “cảnh cáo” trên được đưa ra sau khi hãng tin CNBC ngày 2/5 dẫn nguồn thân cận với tình báo Mỹ cho biết Trung Quốc đã cho lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đối đối không HQ-9B tại 3 tiền đồn quân sự mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong vòng 30 ngày qua.
Theo CNBC, các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B sẽ cho phép Trung Quốc tấn công các tàu mặt nước trong bán kính 295 hải lý quanh khu vực lắp đặt. Trong khi đó, hệ thống phòng không tầm xa HQ-9B có thể tác chiến nhằm vào máy bay, phương tiện không người lái và tên lửa hành trình trong khoảng 160 hải lý. Các tên lửa cùng loại này trước đó cũng xuất hiện trong hình ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ông Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington cho biết việc Trung Quốc triển khai tên lửa tại khu vực Trường Sa là một mối đe dọa thực sự: "Đây sẽ là những tên lửa đầu tiên được triển khai tại Trường Sa - dù nó là tên lửa đất đối không hay chống hạm... Trước đây, Trung Quốc theo dõi tất cả các hoạt động của những nước trên Biển đông. Giờ đây thì các nước lại phải đi lại trong tầm tên lửa của Trung Quốc”.
Ông Eric Sayers, cựu cố vấn của chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, gọi hành động triển khai tên lửa là "sự leo thang nghiêm trọng" và cho rằng phản ứng trước mắt của Mỹ có thể là hủy lời mời Bắc Kinh tham dự cuộc tập trận hải quân đa phương RIMPAC vào tháng 7 sắp tới.
Nếu được xác nhận, động thái trên sẽ đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc triển khai trái phép tên lửa đến quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Trong cuộc họp báo ngày 3/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không phủ nhận và cũng không xác nhận việc triển khai này và ngang ngược bao biện việc triển khai hệ thống phòng thủ vì vấn đề an ninh quốc gia.
Cho đến nay, Mỹ luôn chỉ trích Trung Quốc có các hoạt động tôn tạo, xây dựng trái phép tại các vùng biển tranh chấp. Trước đó, trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ hồi tuần rồi, người đứng đầu Bộ Tư lệnh các hạm đội Mỹ Philip S.Davidson cảnh báo: “Trung Quốc đã xây dựng đủ cơ sở quân sự để kiểm soát toàn bộ Biển Đông trong nhiều hoàn cảnh, ngoại trừ xung đột trực tiếp với Mỹ”.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX