Những người Kurd tin rằng cuộc bỏ phiếu không ràng buộc này là một cơ hội lịch sử để chấm dứt sự bất công mà Anh - Pháp đã tạo ra sau 100 năm hai đế quốc thực dân khi xưa ký thỏa thuận Sykes-Picot, chia Trung Đông thành những nước như ngày nay và đẩy 30 triệu người Kurd phân tán khắp Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq.
"Chúng tôi nghĩ những người chống cuộc trưng cầu dân ý sẽ gây rắc rối, nhưng chúng tôi quyết tâm không tạo ra bất kỳ xung đột bạo lực nào. Chúng tôi sẽ không cho họ bất kỳ một lý do nào để can thiệp hoặc đặt câu hỏi về sự hợp lệ của cuộc bỏ phiếu này," ông Zebari - cố vấn cao cấp của lãnh đạo người Kurd tại Iraq Barzani nhấn mạnh.
Trước đó, Tòa án Tối cao Iraq cũng đã đình chỉ cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd Iraq theo yêu cầu của Chính phủ nước này. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi thậm chí còn tuyên bố với AP trong một cuộc phỏng vấn rằng Chính phủ của ông sẵn sàng dùng vũ lực để can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập này.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) quan ngại cuộc trưng cầu, diễn ra vào thời điểm các chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang được đẩy mạnh, có thể cản trở những nỗ lực hỗ trợ người tị nạn trở về nhà và làm suy yếu chiến dịch quân sự chống lại IS. HĐBA kêu gọi đối thoại và thỏa hiệp để giải quyết những bất đồng giữa Chính phủ Iraq và chính quyền khu vực.
Là quốc gia có đông người Kurd sinh sống nhất cũng như đang kiên quyết chống lại hành động nổi dậy của người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo rằng bất cứ sự ly khai nào tại các nước láng giềng Iraq và Syria đều có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi cộng đồng người Kurd tại miền Bắc Iraq "hủy bỏ hoàn toàn" kế hoạch tiến hành trưng cầu dân ý về độc lập, nêu rõ việc này sẽ đe dọa an ninh và buộc Ankara phải áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với láng giềng và cũng là một đối tác thương mại này.
Trong một diễn biến khác, ngày 22/9, người dân ở khu vực chủ yếu có đông người Kurd sinh sống tại miền Bắc Syria đã bắt đầu bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương đầu tiên, một động thái mang tính lịch sử nhằm thể hiện mong muốn độc lập và gửi thông điệp mạnh mẽ tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Cuộc bỏ phiếu ngày 22/9 là giai đoạn đầu trong cuộc bầu cử 3 giai đoạn nhằm chọn ra đại diện các cấp quận, thành phố và vùng. Cuộc bỏ phiếu đã bị chính quyền trung ương của Syria chỉ trích là "một trò đùa", tuy nhiên đối với người Kurd, cuộc bầu cử đại diện cho một bước tiến hướng tới hệ thống liên bang mà họ tìm kiếm bấy lâu nay.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX