Nhật Bản: Doanh số bán lẻ liên tục giảm
Văn Toàn 12/28/2016 05:00 PM
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng giảm phát, chi tiêu tiêu dùng tại Nhật Bản tiếp tục sụt giảm trong tháng vừa qua.

Bài toán giảm phát
Đây là tháng giảm thứ 5 liên tiếp doanh số bán lẻ của Nhật Bản kể từ lần cuối tăng trưởng nhẹ vào tháng 2 đầu năm nay.
Theo số liệu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và  Công nghiệp Nhật Bản thì doanh số bán lẻ (Retail sales) trong tháng 7 giảm 0.2% so với cùng kỳ năm trước, nhẹ hơn mức dự báo giảm 0.9%. Trong tháng 6, chỉ số này rơi mạnh ở mức 1.3%.
Trong khi đó, theo một báo cáo được công bố bởi Cục Thống kê quốc gia Nhật Bản, chi tiêu hộ gia đình cũng sụt giảm tháng thứ 5 liên tiếp, rơi 0.5% trong tháng 7.

Nền kinh tế Nhật Bản vẫn khá trì trệ. 
Ảnh: Thanh Niên

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 0.2%, nền kinh tế Nhật Bản vẫn khá trì trệ, thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát kinh tế của các nhà hoạch định chính sách nước này tỏ ra chưa phát huy được hiệu quả, chưa thể tạo ra được động lực thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế thứ 3 thế giới. Giảm phát đang là bài toán lớn đối với chính quyền Thủ tướng Siro Abe. 
GDP của Nhật Bản trong quý 2/2016 chỉ tăng trưởng 0,2% so với cùng kỳ năm 2015, thấp hơn mức dự báo 0,7% của Reuters và 0,5% trong quý 1/2016. Trong đó chỉ số tiêu dùng tư nhân (chiếm 60% GDP Nhật Bản) chỉ tăng 0,2%, còn khi kim ngạch xuất khẩu giảm 1,5% sau khi tăng 0,1% trong quý 1, do tăng trưởng của nhiều nền kinh tế đang giảm tốc, đồng yên tăng giá và chi tiêu tư nhân yếu đã dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế Nhật Bản. (Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 15/8
Việc làm là tín hiệu tích cực nhất của nền kinh tế Nhật Bản, theo Cục Thống kê Quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate) rơi xuống mức thấp kỷ lục, trong tháng 7 tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 3%, so với mức 3.1% vào tháng 6.


“Helicopter money” được cân nhắc sử dụng

Để giải cứu nền kinh tế đang trên đà lao dốc, biện pháp Cứu trợ trực tiếp “tiền trực thăng” (helicopter money) đang được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan – BOJ) cân nhắc trong việc sử dụng. Thuật ngữ “helicopter money” để chỉ một công cụ chính sách trong đó chính phủ sẽ in thêm tiền để tăng chi tiêu công, giảm thuế đồng thời đưa trực tiếp cho người dân với mục đích thúc đẩy sức tiêu dùng của nền kinh tế dược đề xuất bởi nhà kinh tế người Mỹ nổi tiếng Milton Friedman vào năm 1969.

“Helicopter money” được cân nhắc sử dụng.
Ảnh: Vietstock

Trong tháng 9 này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được kỳ vọng sẽ đưa ra các công cụ mới của chính sách tiền tệ, có thể là các gói nới lỏng tiếp theo.

Author: Văn Toàn

News day