Mì sụa Bạc Liêu
Vốn dĩ là một món đặc sản nổi tiếng của quê hương Bạc Liêu, mì sụa đã xuất hiện ở Sài Gòn trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, để làm nên một cơn sốt “nghiện mì sụa” thì mới chỉ vài tháng trở lại đây nó mới thực sự thành công.
Mì sụa được chế biến công phu với sự kết hợp của các loại nguyên liệu rất có ích cho sức khỏe. Trong đó, tiêu biểu là sợi mì. Sợi mì sụa được làm từ đậu nành nên người ăn không lo bị nóng hay khó chịu như những loại mì khác trên thị trường.
Sợi mì khi làm xong được người ta trộn với một ít sa tế để lên màu và ngấm vị cay nồng. Ăn một sợi mì là có thể vừa cảm nhận được vị ngọt của đậu nành vừa cảm nhận được vị cay cay nồng nồng của sa tế.
Ngoài ra, để có được một bát mì trọn vẹn, người ta cũng ninh xương thật kĩ để làm nước dùng sao cho ngọt. Kết hợp với một ít rau thơm, một ít tôm, một ít thịt nạc và một ít gan cắt nhỏ là một món ăn có hương vị tuyệt vời được trọn vẹn.
Bánh mì Hàn Quốc
Là một thứ đồ ăn nhanh rất đỗi quen thuộc ở Việt Nam, bánh mì có mặt ở hầu khắp các cửa hàng ăn uống.
Tuy nhiên, với nhu cầu ăn uống sành điệu như hiện nay, sự biến tấu trong cách chế biến chắc chắn sẽ là một điểm nhấn lớn. Và bánh mì cũng đã được đa dạng hóa như vậy nhờ sự kết hợp với nhiều loại thực phẩm phụ khác.
Bánh mì Hàn Quốc – với sự kết hợp của sandwich phết bơ và phô mai, rau thơm, trứng, thịt nguội đã trở thành một món ăn gây sốt ở Sài Gòn trong thời gian qua.
Bánh mì thơm giòn, phô mai béo ngậy và các nguyên liệu phụ kết hợp hoàn hảo chắc chắn sẽ khiến người ăn ngẩn ngơ.
Tép um rau sống bánh tráng
Với cái tên và cách chế biến đơn giản, nhìn sơ qua lại có vẻ rất sơ sài nhưng mùi vị của món ăn này lại “không tầm thường” một chút nào.
Tép được chọn phải là những con chắc thịt, to con để khi chế biến hạn chế được mùi tanh đặc trưng của nó. Sau khi làm sạch, chúng được xào chín với hành cho dậy mùi thơm.
Tép được gói gọn trong bánh đa nem với một ít rau thơm và chấm với nước mắm chua ngọt được pha chế kĩ. Tất cả những sự kết hợp đó chắc chắn sẽ làm xiêu lòng người ăn.
Lẩu hơi
Thay vì các món lẩu nước hay lẩu nướng trong truyền thống, món lẩu hơi ra đời nhằm lưu giữ lại tất cả những hương vị của thức ăn.
Được gọi là lẩu hơi vì nước nẩu được nấu phía dưới chờ sôi cho bốc hơi lên hấp chín các thực phẩm đã để sẵn bên trên chứ không phải nhúng vào nước dùng như các món lẩu thông thường khác. Chính vì được hấp chín trực tiếp như vậy nên tất cả chất dinh dưỡng cũng như mùi vị của tất cả đồ ăn đều còn giữ trọn vẹn.
Ăn thử một lần hẩu hơi tại Sài Gòn là người ăn sẽ nghiện ngay mùi vị của nó.
Những món ăn xuất hiện trong phim cổ trang của…
Những món chè Trung Hoa giải nhiệt ngày hè
Khi ngán thịt cá hãy tìm đến món ăn này
5 homestay "thu hút" bất kỳ ai khi tới Sa…
200k đủ ăn hết đặc sản Hải Phòng trong 1…
Hủ tiếu Nam Vang - món ngon trăm năm của…
Đến Vĩnh Long nhất định phải thử 9 món ngon…
Món ăn "kinh dị" của Campuchia đối với khách du…
Sần sật lạ miệng với cá Ninja nướng muối ớt
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX