Những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc (Phần 1)
Quang Minh 03/10/2017 11:00 AM
Đây là những người phụ nữ có ảnh hưởng nhất đến lịch sử phong kiến Trung Quốc, là những người nắm quyền hành không nhỏ trong một giai đoạn của lịch sử Trung Quốc.

1. Võ Tắc Thiên, nhà Đường

Bà là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị. Sau này, bà trở thành Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690 – 705 ) và là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Ảnh: tinmoi.vn

Trong 15 năm cái trị với tôn hiệu Thánh Thần hoàng đế, bà đã mở mang lãnh thổ Trung Quốc vươn sang Trung Á, hoàn thành cuộc chinh phục bán đảo Triều Tiên. Bà cũng có công trong việc phát triển Phật giáo ở Trung Quốc, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, duy trì sự ổn định của đất nước.

Tuy nhiên, do tử tương “nam tôn nữ ti” đã ăn sâu trong lòng nhân dân Trung Quốc, hơn nữa với tính cách độc ác, hà khắc cùng thói dâm loạn bà đã khiến không ít triều thần bất bình.

Với việc xưng đế của Võ Tắc Thiên, người đời sau đã có không ít những nhận xét trái chiều về bà. Có rất nhiều người chỉ trích bà là người phụ nữ “vượt quá giới hạn”, “tiếm quyền”, độc ác và tàn nhẫn đến nỗi hạ thủ cả con ruột. Nhưng cũng có những người phục sự quyết đoán và tài năng của bà.

2. Thái hậu Lý Trang, nhà Thanh

Thường được gọi là Hiếu Trang Hoàng thái hậu, bà là một phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, mẹ của Thanh Thế Tổ.

Hiếu Trang Hoàng thái hậu được biết đến bởi tài trí và khả năng chính trị của bà, bà được sử sách tôn vinh là người có sức ảnh hưởng và có những đóng góp to lớn trong việc ổn định vào thời kì đầu lập quốc của nhà Thanh.

Hiếu Trang hoàng hậu là người có công đưa xã hội Trung Quốc dưới triều Khang Hy trở nên thịnh vượng.
Ảnh: zing.vn

Khi hoàng đế Hoàng thái Cực băng hà, có hai thế lực tranh giành ngôi vua là Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn, người em thứ mười bốn cùng cha khác mẹ của Hoàng và tướng soái đứng đầu triều Bát Kỳ và Túc thân vương Hào Cảnh, con trai cả của Hoàng Thái Cực. Tuy nhiên cả hai thế lực đều ngang nhau, vì vậy bát cứ bên nào lên ngôi đều làm ảnh hưởng đến cán cân quyền lực, do đó nhà Thanh quyết định chọn Phúc Lâm (Thuận Trị), con trai Thái hậu Lý Trang lên ngôi, tức Thanh Thế Tổ. Bà được tôn làm Chiêu Thánh từ Thọ hoàng thái hậu. Bà là người có công trong việc giữ cân bằng trong mối quan hệ giữa Hoàng đế và Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn.

Năm 22 tuổi  Thuận Trị băng hà vì bệnh đậu mùa. Huyền Diệp, con thứ 3 của Thuận Trị lên ngôi, tức Thanh Thánh Tổ (Khang Hi). Bà được tiin làm Thái hoàng thái hậu. Khi mẹ đẻ của Khang Hi qua đời, bà là ngưới dạy dỗ và khuyến khích ông học tập. Sau này ông đã trở thành một vị vua anh minh, đưa đất nước phát triển, phồn hưng.

Năm 1688, Thái hoàng thái hậu qua đời, thọ 74 tuổi. Thụy hiệu là Hiếu Trang Nhân Tuyên Cung Ý Dực Thiên Khải Thánh Văn hoàng hậu.

3. Tiêu Xước, hoàng hậu của Liêu Cảnh Tông

Tiêu Xước hay Tiêu Yến Yến là hoàng hậu, hoàng thái hậu và chính trị gia triều Liêu. Bà là hoàng hậu của vua Liêu Cảnh Tông.

Từ nhỏ, bà đã nổi tiếng thông minh, tài trí, mĩ lệ. Sau khi  Liêu Cảnh Tông kế vị vì cha bà là Tiêu Tư Ôn có công phò tá vì vậy Tiêu Xước được tuyển làm quý phi. Năm Bảo Ninh thứ 1 (969) bà được sắc phong hoàng hậu.

Năm 969, Tiêu hoàng hậu hạ sinh trưởng nữ cho vua Liêu Cảnh Tông, đặt tên là Quan Âm Nữ. Đến năm Bảo Minh thứ 3 (971) bà hạ sinh trưởng tử đặt tên là Long Tự, mà sau này là vua Liêu Thành Tông.

Bà được xem là một nữ chính trị gia tài ba.
Ảnh: zing.vn

Sau đó, Liêu Cảnh Tông thế nhược đa bệnh, nhiều khi không thể thượng triều giải quyết các công việc quốc gia. Bà là người thay vua Liêu Cảnh Tông giải quyết những công việc này.

Năm Can Hanh thứ 4 (928), vua Liêu Cảnh Tông băng hà. Long Tự kế vị, tức vua Liêu Thánh Tông. Tuy nhiên, khi ấy Thánh Tông mới 12 tuổi, các chư vương tông thất lại là người nắm quyền lực chính trong triều. Vì vậy, là mối họa lớn với mẹ con bà. Khi ấy, bà đã ổn định việc triều chính, lấy dần quyền lực về tay bà và vua Liêu Thánh Tông.

Bà cũng là người ngăn chặn sự xâm lăng của quân Tống, và sau đó đã kí với triều đình Tống hiệp ước Thiền Uyên Chi Minh. Theo đó, mỗi năm triều Tống phải nộp cho triều Liêu 10 vạn lượng bạc trắng, 20 vạn thất lụa.

Người đời đánh giá bà là một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba. Thời đại của bà là bước đệm cho sự phát triển về kinh tế, chính trị của triều Minh Thanh.

4. Lữ Trĩ, hoàng hậu Hán Cao Tổ

Bà được gả cho Lưu Bang, kém ông 15 tuổi, có với ông 2 người con một trai một gái.

Năm 205 TCN, giữa Lưu Bang và Hạng Vũ có chiến tranh. Trong lúc Lưu Bang thất thế, bà phải trốn chạy và bị Hạng Vũ bắt được. Năm 203 TCN Lưu Bang và Hạng Vũ giảng hòa, bà trở về với Hán vương Lưu Ban và được phong Hán vương phi.

Lữ Trĩ đã nắm quyền hành cai trị nhà Hán trong 16 năm.
Ảnh: .phununews.vn

Khi Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, với mưu lược của mình, bà trở thành người nắm quyền hành chính trong triều đình, cai trị nhà Hán trong 16 năm. Với tài năng của mình, bà đã thừa kế tư tưởng của Lưu Bang, chăm lo phát triển đất nước. Bà được ghi chép vào cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên.

5. Đậu Y Phòng, hoàng hậu Hán Văn Đế

Hiếu Văn Đậu hoàng hậu, còn gọi là Hiếu Văn thái hoàng thái hậu là Hoàng hậu tại vị duy nhất của Hán Văn Đế Lưu Hằng. Bà là mẹ sinh của Hán Cảnh Đế Lưu Khải, bà nội của Hán Vũ Đê Lưu Triệt.

Bà là người phụ nữ đã phò trợ ba đời Hoàng đế nhà Hán.
Ảnh: kenh14.vn

Bà là người phụ nữ xuất sắc phò trợ ba đời hoàng đế Đại Hán. Bà là nữ chính trị gia có ảnh hưởng rất lớn đến thời đại Văn Cảnh chi trị, được xem như thời đại vàng sơn của nhà Hán dưới sự cai trị của Hán Văn Đế và Hán Cảnh Đế. Bà là vị hoàng hậu vĩ đại nhất trong lịch sử nhà Hán.

Author: Quang Minh

News day