"Đậu tương mà họ (Trung Quốc) đang mua không phải là đậu tương Mỹ", ông Soren Schroder, Giám đốc điều hành (CEO) công ty chế biến dầu thực vật Bunge Ltd., nói với Bloomberg vào ngày 2/5. "Họ đang mua đậu tương Canada, Brazil, chủ yếu là Brazil, nhưng cố tình không mua từ Mỹ".
Tháng trước, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế quan mạnh tay lên 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ mỗi năm, trong đó có mặt hàng đậu tương. Hiện kế hoạch đánh thuế này chưa được thực thi, và các nhà giao dịch cũng như vận tải đều hy vọng rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ được giải quyết thông qua đàm phán, giúp dòng chảy thương mại không bị gián đoạn.
Tuy nhiên, theo những gì mà ông Shroder tiết lộ, thì tình hình vẫn đang căng thẳng, ít nhất vào thời điểm hiện tại.
Vị CEO nói, có thể thấy "rất rõ ràng" là căng thẳng thương mại đã khiến Trung Quốc dừng mua đậu tương Mỹ. "Ai mà biết được tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng chừng nào sự bấp bênh lớn vẫn tồn tại, thì tình trạng này còn tiếp diễn", ông nói.
Giá nông sản đã biến động mạnh hơn trong những tuần gần đây, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục phủ bóng lên thị trường. Những nông sản Mỹ khác trở thành nạn nhân của mâu thuẫn thương mại còn có ngô, thịt lợn và cao lương. Tuy nhiên, đậu tương là nông sản lớn thứ nhì của Mỹ và giá mặt hàng này phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, vì Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.
Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy trong 2 tuần kết thúc vào ngày 19/4, Trung Quốc hủy mua 62.690 tấn đậu tương Mỹ. Đây là thời điểm hàng năm mà các nước Nam Mỹ thường thu hoạch xong đậu tương và xuất khẩu mạnh mặt hàng này trong vài tháng tiếp theo.
USDA dự báo xuất khẩu đậu tương của Brazil trong niên vụ 2017 - 2018 sẽ đạt 73,1 triệu tấn, so với mức 56,2 triệu tấn của Mỹ.
Ông Schroder cho biết Bunge - công ty nông sản hàng đầu thế giới - vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của Trung Quốc bằng cách sử dụng nguồn đậu tương ngoài Mỹ. Công ty có trụ sở ở White Plains, bang New York này có sự hiện diện lớn tại khu vực Nam Mỹ.
"Chúng tôi muốn thương mại tự do và không muốn có những gián đoạn xảy ra vì điều đó không tốt cho ai cả. Nhưng với sự hiện diện rộng lớn, chúng tôi có thể ứng phó với tình hình", ông Schroder phát biểu.
Theo: Thăng Điệp/Vneconomy
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX