Phát biểu với các phóng viên hôm thứ hai 24/7, ông Duterte đã tiết lộ rằng liên doanh giữa Philippines và Trung Quốc có thể là về khí đốt và dầu mỏ.
Trong bài phát biểu Thông điệp quốc gia thường niên dài hai giờ của mình, Tổng thống Philippines đã không nói nhiều về tranh chấp hàng hải giữa nước này với Trung Quốc mà chỉ nói rằng nó sẽ được thảo luận, vấn đề chỉ là "sớm hay muộn".
Theo ông Duterte, hoạt động khai thác chung với Trung Quốc có thể là cách thức để xúc tiến quan hệ giữa hai nước vì Philippines không có đủ khả năng để tự khai thác trữ lượng dầu ở khu vực tranh chấp này. Ông cũng khẳng định không sẵn sàng để chiến tranh đối đầu với Trung Quốc.
Theo Philippine Daily Inquirer, ông Duterte từng nói về chiến thắng của nước này trong vụ kiện năm 2016 và úp mở ý định cho tiến hành khoan dầu ở biển Đông trong cuộc hội đàm kín với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hồi tháng 5. Khi đó, Chủ tịch Trung Quốc đã đáp lại: “Chúng ta là bạn và chúng tôi không muốn tranh cãi. Chúng ta duy trì quan hệ nồng ấm nhưng nếu các ngài cứ làm điều đó, chúng ta sẽ đi tới chiến tranh”.
Phản ứng về lời tuyên bố của ông Duterte, ngày 25/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng bày tỏ sự hoan nghênh về việc hợp tác khai thác, cho rằng đó là một cách tiếp cận đúng đắn. "Ở những vùng biển có chồng chéo quyền và lợi ích trên biển, nếu một bên dành cho phát triển đơn phương thì bên kia sẽ cùng hành động, và điều đó có thể làm phức tạp tình hình trên biển có thể gây ra căng thẳng và kết quả là không ai có thể phát triển các nguồn lực ", ông Vương nói.
Trái lại, tuyên bố này của ông Duterte lại vấp phải sự phản đối từ trong nước. Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio đã bác bỏ ý tưởng khai thác chung giữa Bắc Kinh và Manila, cho rằng điều này sẽ vi phạm Hiến pháp Philippines vì Hiến pháp quy định cấm phát triển chung trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước (EEZ).
Giáo sư luật Florin Hilbay, một trong những nhân vật đứng sau chiến thắng pháp lý của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài quốc tế ở La Haye (Hà Lan) về tranh chấp Biển Đông, đã bày tỏ sự thất vọng về quyết định này.
Philippines và Trung Quốc đã tăng cường mối quan hệ giữa hai nước kể từ khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền vào tháng 6/2016. Mong muốn tạo ra các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, chính quyền Duterte đã quyết định không ép Bắc Kinh tranh luận về biển Đông. Mặc dù, chiến thắng của Philippines năm 2016 trong một phiên tòa quốc tế thừa nhận các quyền chủ quyền của quốc gia này để khám phá và sử dụng các nguồn tài nguyên biển trong khu vực. Trung Quốc cũng tiếp tục lờ đi phán quyết và nhấn mạnh tổ chức một "cuộc đối thoại" với Philippines trong việc giải quyết tranh chấp.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX