Khổng Tử là một trong những nhân vật có ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử nhân loại bằng bản lĩnh nhân cách, tài năng, trí tuệ và những thành tựu cá nhân. Chúng ta không thể nào giải thích cặn kẽ được sự xuất hiện của các nhân vật như thế, nhưng nhờ xem xét các hoàn cảnh sinh thành của họ, ít nhất ta cũng có thể hiểu thêm về họ.
Khổng Tử tên Khâu, tự Trọng Ni, sinh ra ở nước Lỗ. Cha là Thúc Lương Ngột đã có 9 người con gái, không có con nối dõi nên đã lấy một người phụ nữ trẻ làm vợ lẽ và sinh ra Khổng Tử.
Cha qua đời khi Khổng Tử mới được 3 tuổi, mẹ một tay nuôi nấng trưởng thành. Mẹ ông chôn cất chồng trên mảnh đất mà ông nội Không Tử đã sống, ngày ngày thành tâm cúng lễ. Khổng Tử dường như rất quan tâm đến những việc đó, trong khi đám trẻ hàng xóm mải chơi đùa thì ông bày đồ lễ và bắt chước cúng tế. Ông còn đặc biệt quan tâm đến các nghi thức giống người lớn.
Khổng Tử xuất phát với một chức quan nhỏ rồi dần được tín nhiệm và lên tới chức Đại tư khấu (Hình tào phán thư). Tuy nhiên, thất vọng trước sự vô năng của người đứng đầu chính quyền lúc bấy giờ, hơn nữa lại bị gièm pha bởi những kẻ phản đối, nên cuối cùng ông đã rời bỏ quan trường năm 56 tuổi.
Ông muốn dẫn dắt dân chúng trở về con đường đúng và hiện thực hóa nền chính trị chính nghĩa, nhưng do vua láng giềng xui khiến nên vua nước Lỗ đã bỏ qua không thực hiên đường lối chính trị mà Khổng Tử đề ra.
Trong học thuyết của mình, Khổng Tử nhấn mạnh đến đức “nhân” - nhân ái, độ lượng.
3 quan điểm về đức "nhân" nổi bật:
- "Nhân" là tư tưởng coi con người là trung tâm. Nghĩa là “nhân” không khác với “chủ nghĩa nhân đạo” Đối với con người là chủ thể của mọi sự thì “nhân” khiến con người trở thành người đúng nghĩa. Trong sách Luận ngữ có đoạn chép Quý Lộ hỏi về việc cúng tế quỷ thần, Khổng Tử hỏi lại: “Việc thờ người còn chưa biết hết, làm sao có thể thờ quỷ thần?”.
- Thứ hai, "nhân" phải được đặt trên nền tảng tính thành thực và chân thực. Ở đây Khổng Tử nói: “Người hay dùng lời nói xảo trá, ra vẻ hiền lành thì ít điều nhân”.
- Thứ ba, điều "nhân" có thể đạt đến thông qua sự nỗ lực của bản thân. "Nhân" tức là khắc phục việc ngả nghiêng theo dục vọng của bản thân và trở về với lễ.
- Phải được lòng dân
Theo nghĩa chính xác của nó thì “nhân” không phải là việc hoàn thiện đạo đức của một người. Mục tiêu tối cao của "nhân" là đạt đến “đại đồng nhân” tức là "nhân" to lớn, tập hợp "nhân" của tất cả mọi người. Để thực hiện điều đó Khổng Tử đã đưa ra chủ trương về một nền chính trị đúng đắn.
Thứ nhất, kẻ thống trị (quân tử) trước khi cai trị đất nước thì phải biết trị (điều khiển) chính bản thân mình. Rèn luyện bản thân rồi sau đó xếp đặt quản lý gia đình, sau đó mới đến cai trị đất nước, cuối cùng là làm cho thiên hạ thái bình. Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Thứ hai, kẻ thống trị luôn luôn phải có được lòng dân, phải được dân tin theo. Bởi có được lòng dân mới có được quốc gia, mất lòng tin của dân sẽ mất nước. Kẻ thống trị muốn có được lòng dân thì phải biết yêu cái dân yêu, ghét cái dân ghét.
Thứ ba, trong một quốc gia, để đạt đến chính trị đạo đức chân chính thì vua và kẻ bề tôi phải biết thực hiện hết trách nhiệm của mình. Vua phải hành động xứng đáng với địa vị là vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con.
Thứ tư, kẻ thống trị phải hiểu rằng sự phát triển thực sự của quốc dân không phải chỉ là sự phong phú về vật chất mà còn ở chỗ tinh thần, nghĩa lý.
2. Giáo dục dựa trên bản thân người dạy và người học
Ở quốc gia nào, thời đại nào giáo dục cũng hết sức quan trọng. Đối với người cai trị một quốc gia, ông yêu cầu chú ý những việc sau:
- Yêu cầu mang lại một nền giáo dục như nhau cho tất cả mọi người.
- Nền giáo dục đó không phải đơn thuần là chỉ học thuộc lòng như những con vẹt mà thông qua thực tập để rèn luyện cảm giác và kỹ năng, cũng như thấm nhuần lễ tiết và phong tục.
3. Thánh nhân với nhân cách đa dạng
Khổng Tử dù sao cũng vẫn là một con người. Khi ông 68 tuổi thì người con độc nhất qua đời, 2 năm sau, Nhan Uyên - người học trò được ông yêu quý nhất cũng qua đời. Vốn dĩ luôn coi Nhan Uyên là người kế tục mình, khi Nhan Uyên mất Khổng Tử rất mực đau đớn.
Sau đó một năm, Tẻ Ngã bị giết ở nước Tề, rồi năm sau nữa, Tử Lộ - người học trò được ông tin cậy và nghe theo nhất cũng trở thành vật hy sinh trong chiến tranh. Tử Lộ chết thảm ở nước Vệ, thân thể được ướp muối rồi gửi cho Khổng Tử.
Sau đó không lâu, ông mất trong niềm tiếc thương của các học trò.
Bỏ rác đúng nơi qui định thể hiện lối sống…
Tranh cãi về phát âm tiếng Anh chuẩn - Giáo…
Smartphone khiến khả năng giao tiếp của con người ngày…
Sketchnote - Những hiệu quả bất ngờ từ phương pháp…
"Cuộc sống du học" qua lời kể của họa sỹ…
Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục: Những ưu điểm…
Học viện West Point - trường quân sự hàng đầu…
Đánh thức khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người
Bỏ qua việc đúng - sai, phải chăng đã đến…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX