“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán gần xa,
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.”
Sử cũ ghi rằng ông vua đầu tiên ở nước ta họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con trai là Sùng Lãm tức Lạc Long Quân. Ông lấy bà Âu Cơ sau đó sinh hạ được 100 người con trai, 50 người con theo mẹ lên núi và 50 người con theo cha xuống biển để lập cơ nghiệp dài lâu. Con trai trưởng được Lạc Long Quân phong làm Vua nước ta, lấy hiệu là Hùng Vương.
Vua đặt tên nước là Văn Lang lấy đất Phong Châu (Phú Thọ) làm thủ phủ. Vua quan đều cha truyền con nối qua 88 đời nhưng lịch sử ghi lại được 18 đời vua Hùng, vua thứ nhất là Kinh Dương Vương tên thật là Lộc Tục và Vua Hùng cuối cùng (thứ 18) là Hùng Tuyên Vương tên thật là Huệ Lang, các đời vua Hùng trị vì nước ta lâu nhất khoảng hơn 2000 năm.
Theo truyền thống từ thời nhà Đinh, Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến nhà Hậu Lê và các triều đại phong kiến sau này đều tổ chức cúng lễ để tưởng nhớ đấng Thánh Tổ nước Nam xưa và ngày nay đã trở thành ngày Quốc lễ của Việt Nam và lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tổ chức. Từ năm 2007 nhà nước ta đã chính thức quy định ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương và UNESCO đã chính thức công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng" là kiệt tác truyền khẩu phi vật thể của nhân loại đại diện cho nhân loại.
Thông thường sau lễ dâng hương và lễ vật ở đền Thượng, các đại biểu và nhân dân tiếp tục lễ dâng hương, hoa tại đền Quốc tổ Lạc Long Quân và đền mẫu Âu Cơ trong khu di tích đền Hùng. Ngoài ra các hoạt động khác như nấu bánh chưng, giã bánh dầy, tổ chức liên hoan hát Xoan và xem triển lãm về các tư liệu, hiện vật nhân dân cả nước cung tiến Đền Hùng, các hoạt động thể thao như thi đấu bóng chuyền, bơi chải truyền thống trên sông Lô cũng được tổ chức rất sôi nổi tạo cho không khí lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày Quốc giỗ và cả nước được nghỉ lễ. Khắp các địa phương từ Bắc vào Nam đến các làng bản xa xôi đều long trọng hưởng ứng ngày Quốc giỗ nhằm tưởng nhớ công ơn, tôn vinh tổ tiên - những người đã có công dựng nước và giữ nước.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức với mục đích tăng cường văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người Việt, mặt khác cũng tăng cường sự đoàn kết các dân tộc và tình hữu nghị giữa các dân tộc Việt Nam. Đây là nghi lễ cần được giữ gìn và phát huy giúp cho mọi người dân Việt Nam hiểu được lịch sử dân tộc và tổ tiên họ.
Theo: Dân Trí
Những điều thú vị về chiếc đèn lồng
Ẩm thực đặc trưng của các nước Đông Nam Á
Salad - Những điều thú vị về nguồn gốc và…
Áo dài cách tân – Đột phá hay phi truyền…
Những đặc trưng văn hóa của Ấn Độ
3 thiền viện nổi tiếng nhất Myanmar
Những món ăn xuất hiện trong phim cổ trang của…
Margaret Rose: Cuộc đời của vị công chúa xinh đẹp…
Áo dài – Sneakers: Làn gió mới hay sự lập…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX