Bên lề cuộc sống: Sau vụ chi 13,000 USD để nâng ngực, giám đốc bệnh viện thẩm mỹ nói gì?
Yuki 05/26/2017 08:00 AM
Vừa qua, trên các phương tiện đưa thông tin một người ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) bị biến chứng sau khi phẫu thuật nâng ngực ở một bệnh viện thẩm mỹ trên phố Yết Kiêu.

Giám đốc bệnh viện Kim Cương A&B lên tiếng

Theo thông tin cho biết, chị Ngô Ngọc L. (36 tuổi, ngụ tại Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) vào ngày 13/5 có đến Bệnh viện thẩm mỹ Kim Cương A&B, số 1B Yết Kiêu, Hoàn Kiếm Hà Nội để phẫu thuật thẩm mỹ. Trước đó, ngày 5/5, chị đã đến Bệnh viện đóng tiền 13,000 USD tương đương khoảng 290 triệu VND để phẫu thuật nâng mũi và nâng ngực.

Tuy nhiên sau 10 ngày nâng ngực vết thương vẫn còn sưng tấy và rỉ máu. Người nhà đã đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Quân đội 108 để kiểm tra, đồng thời báo cho Công an phường Trần Hưng Đạo để được giải quyết. 

Gia đình chị L. cũng chia sẻ thông tin sự việc lên mạng xã hội, thông tin nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng.

Hình ảnh sau phẫu thuật tại Bệnh viện Kim Cương. Ảnh: 24h.com.vn

Ông Nguyễn Chí Thành, Phụ trách chuyên môn Bệnh viện thẩm mỹ Kim Cương cho biết, bệnh nhân đã lựa chọn phương pháp với đường mổ từ đầu nhũ hoa để tránh để lại sẹo trên nách. 

Thông qua 24h.com.vn, ông Thành cho hay, “Hiện tượng tụ máu vết mổ do tổn thương mao mạch trong quá trình phẫu thuật là bình thường, nhất là trong các ca nâng ngực. Bản thân việc chảy dịch cũng là phản ứng tự nhiên của cơ thể  trong quá trình giải phóng dịch máu cũ ra ngoài”.

Hơn nữa, phương pháp phẫu thuật với đường mổ từ đầu nhũ hoa thường làm tổn thương mao mạch hơn so với thao tác đưa túi độn trực tiếp vào dưới cơ qua đường rạch ở nách. Vì vậy, có thể xuất hiện các vết bầm tím. Vết bầm này sẽ mất đi sau từ 20 ngày đến 1 tháng.

Bệnh viện Kim Cương AB. Ảnh: 24h.com.vn

Ông Thanh cũng cho biết, chiều 23/5, bệnh nhân vẫn đến thăm khám, nhưng vẫn không có dấu hiệu nhiễm trùng.

Theo thông tin từ 24h.com.vn, ông Nguyễn Dương Trung, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế cho biết, Bệnh viện có đủ giấy tờ hợp lệ, bác sĩ người nước ngoài phẫu thuật được cấp phép tại Việt Nam.

Đối với trường hợp bệnh nhân L. đoàn Thanh tra đề nghị Bệnh viện tiếp tục theo dõi, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân theo đúng chuyên môn; tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc của bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng, đề nghị Bệnh viện hội chẩn, chuyển tuyến nếu cần.

Chiều ngày 24/5, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Sở Y tế Hà Nội khẩn trương kiểm tra, xác minh vụ việc, nếu có vi phạm thì xử lý theo quy định. 

Cạnh tranh khốc liệt giữa thị trường taxi

Cuộc sống phát triển thì nhu cầu đi lại, di chuyển càng tăng, các dịch vụ vận chuyển ngày càng nhiều ngoài taxi truyền thống, thì vẫn xuất hiện các phương tiện khác như Grab, Uber,...

Cho đến hiện nay, các loại xe như Uber, Grab tung chiêu mạnh giảm giá để thu hút khách trong đó có các sân bay.

Hãng taxi truyền thống Mai Linh. Ảnh: new.tuoitre.vn

Chính vì vậy, nhiều người đã lựa chọn những phương tiện giá rẻ này và "lãng quên" những phương tiện truyền thống. Anh Nguyễn Văn Việt, vừa từ Đà Nẵng về đến Sài Gòn, anh cầm ngay điện thoại để đặt xe, bởi theo anh Grab hay Uber có giá rẻ hơn rất nhiều so với taxi truyền thống. Khi anh đi từ sân bay đến bến xe miền Đông Grab chỉ 110,000 VND, còn taxi truyền thống lại 200,000 VND.

Chạy Grab hay Uber, có thể chạy vào như đón người thân, nhưng đối với các hãng taxi khác như Vinasun, Mai Linh,... phải chịu rất nhiều sự quản lý. 

Ảnh: new.tuoitre.vn

Theo Báo Tuổi trẻ cho biết, chính vì, thị trường gay gắt nên nhiều hãng taxi đã phải thay đổi chính sách. Như hãng Vinasun tại Sài Gòn đã cho tài xế ký lại hợp đồng và rao tuyển thêm 3,000 tài xế. Theo đó, Vinasun đang khuyến khích các tài xế nhận khoán xe, nhận nhượng quyền ôtô. Các quyền lợi của tài xế bị cắt giảm, không được hỗ trợ như trước gồm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phụ phí khác... trong khi giới tài xế có nhiều rủi ro khi di chuyển, rất quan tâm đến bảo hiểm y tế.

Thông qua Báo Tuổi trẻ, ông Tạ Long Hỷ - giám đốc Vinasun taxi thừa nhận có thay đổi chính sách, bởi doanh thu mà ông nhận được gần đây đã tụt giảm 30% so với những năm trước. 

Đối với hãng Taxi Mai Linh, công ty đã dùng cách thức mới là khuyến khích tài xế mua xe mới chạy taxi cho hãng. Với cách này, theo các tài xế, người lao động có hướng mua loại xe giá rẻ hơn để góp phần giảm giá cước.

Hơn nữa, việc cạnh tranh này cũng gây nhiều rủi ro cho người tiêu dùng vì tài xế dễ phải "chặt chém" khi bị lỗ. Ngoài ra, nếu hãng không lo bảo hiểm cho tài xế, đôi khi tài xế cũng không chịu mua bảo hiểm xe hoặc bảo hiểm trách nhiệm cho bên thứ ba, phó mặc cho may rủi. Khi đó nếu đụng chuyện, người dân sẽ dễ phải tự “chịu trận”.

Các chuyên gia cho biết, việc nhận khoán sẽ buộc tài xế phải đi làm để có tiền đóng cho hãng mỗi ngày. Gây ra những bất cập. Trường hợp gia đình có chuyện đột xuất, nếu chạy hợp đồng có thể xin phép vài ngày, nhưng nhận khoán thì buộc phải làm việc liên tục, nếu nghỉ sẽ không có tiền đóng.
 

 

Tác giả: Yuki

Tin mới trong ngày