Chân dung người đưa Paris thành kinh đô ánh sáng
UTU 04/18/2017 12:30 PM
Nam tước Georges-Eugène Haussmann đã có thiết kế quy hoạch đô thị để đời khi là chính là người đưa Paris thành kinh đô ánh sáng nổi tiếng thế giới.
Ảnh: Kienthuc.net

Theo Arthistoryarchive, Georges-Eugène Haussmann (1809-1891) chính là người được Louis Napoleon III giao cho phụ trách dự án quy hoạch và hiện đại hóa Thủ đô Paris của Pháp và gặt hái được những thành công vang dội. Ông là người đưa Paris thành kinh đô ánh sáng và trở thành huyền thoại nổi tiếng trong lĩnh vực quy hoạch đô thị. 

Ảnh: Kienthuc.net

Cụ thể, vào năm 1852, Louis Napoleon III lên nắm quyền và có sự quan tâm rất lớn đến việc đưa thủ đô Paris thành một thành phố mới hiện đại, thoát khỏi cảnh đông đúc, bẩn thỉu và chật chội.

Ảnh: Kienthuc.net

Trong bối cảnh trên, Nam tước Georges-Eugène Haussmann được Bộ trưởng Nội vụ Pháp khi ấy là Victor de Persigny đề cử làm ứng cử viên cho chức vụ tỉnh trưởng tỉnh Seine - tỉnh cũ bao gồm cả thành phố Paris cũng như tổng công trình sư của kế hoạch tái thiết thành phố theo mong muốn của Napoleon III. 

Ảnh: Kienthuc.net

Theo các tài liệu lịch sử, Nam tước Haussmann xuất thân từ một gia đình tư sản theo đạo Tin lành, có truyền thống tham gia quân đội. Ông có ngoại hình cao lớn (cao 1m90) và là người thông minh, nhạy bén.

Ảnh: Kienthuc.net

Một tuần sau khi được Bộ trưởng Persigny đề cử, Nam tước Haussmann được bổ nhiệm phụ trách dự án tái quy hoạch và hiện đại hóa Thủ đô Paris. Dự án này được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1852 - 1870. 

Ảnh: Kienthuc.net

Dự án cải tạo quy hoạch và hiện đại hóa thành phố Paris được Napoleon III và Haussmann vạch ra với điểm nổi bật là tạo ra một đường chạy từ hướng bắc sang hướng nam, hai đường chạy từ đông sang tây nằm bên tả ngạn và hữu ngạn sông Seine, xẻ khu trung tâm Paris. Thêm vào đó, dự án này cũng quy hoạch lại hệ thống cống rãnh và hệ thống cung cấp nước cho thành phố. 

Ảnh: Kienthuc.net

Chính vì vậy, dưới sự phụ trách của Nam tước Haussmann, Paris đã gần như thay đổi diện mạo hoàn toàn so với trước đây với những đại lộ thẳng tắp chạy xuyên qua thành phố. Những đại lộ mới rộng rãi, thoáng đãng hơn rất nhiều so với những con đường chật hẹp hồi trước. Việc mở rộng đường sá giúp giao thông thuận lợi hơn cũng như cho phép xây dựng nhiều tòa nhà cao tầng ở hai bên đường để giải quyết bài toán chỗ ở cho người dân Paris ngày càng đông hơn. 

Ảnh: Kienthuc.net

Nam tước Haussmann cũng cho kết nối những đại lộ lớn với các ga tàu mới hay những con đường mới dẫn đến trung tâm Paris, các nhà ga nằm rải rác khắp thành phố cũng như các cung đường mới dẫn đến những di tích lịch sử quan trọng. 

Ảnh: Kienthuc.net

Trong dự án quy hoạch và hiện đại hóa Thủ đô Paris, Nam tước Haussmann còn thực hiện việc chia thành phố này thành các quận để quản lý hiệu quả hơn. Quyết định chia Paris thành những quận mới được đưa ra năm 1853. Theo đó, ban đầu Paris được chia thành 12 quận nhưng đến năm 1860 con số này được nâng lên thành 20 quận. 

Ảnh: Kienthuc.net

Về hệ thống cung cấp nước và thoát nước, Haussmann cho xây dựng các hồ chứa và ống dẫn nước ở dưới lòng đất để đưa nước uống sạch dẫn vào thành phố. Nam tước này thiết kế hệ thống thoát nước, cống rãnh khá khoa học. Nhờ vậy mà thành phố trở nên sạch sẽ hơn, không còn mùi hôi thối, ẩm mốc, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. 

Ảnh: Kienthuc.net

Nhiều công trình mới cũng được Haussmann thiết kế và triển khai xây dựng nhằm thay đổi diện mạo Paris như Palais Garnier, nhà hát Opéra Quốc gia, Les Halles. 

Ảnh: Kienthuc.net

Trong khoảng thời gian 15 năm (từ năm 1853 - 1868), Nam tước Haussmann đã gần như hoàn thành các kế hoạch đưa Paris từ một đô thành trung cổ, chật chội và bẩn thỉu trở thành một thủ đô hiện đại, sạch đẹp với những đại lộ thẳng tắp chạy xuyên qua thành phố. Nhờ vậy mà Paris đã có những bước chuyển mình lớn, từng bước trở thành kinh đô ánh sáng nổi tiếng thế giới như ngày nay. 

Theo Kiến Thức

Tác giả: UTU

Tin mới trong ngày