Cùng tìm hiểu các môn võ nổi tiếng của Nhật Bản
Cao Nhân (Dịch) 12/18/2016 11:00 PM
Đất nước Nhật Bản là cái nôi của rất nhiều môn võ. Cho đến ngày nay, rất nhiều người đã và đang theo học những môn võ truyền thống của đất nước này.

Sumo

Nhật Bản là nơi duy nhất mà môn võ Sumo được luyện tập, biểu diễn và thi đấu một cách chuyên nghiệp. Môn võ của các võ sĩ mang tầm vóc khổng lồ này đã và đang làm mê hoặc người xem bằng những màn trình diễn đáng ngạc nhiên với kĩ thuật nhanh nhẹn đến tuyệt vời. Những người Nhật sống sót sau một trận đấu Sumo giữa các vị thần, đã kể lại một truyền thuyết về nguồn gốc ra đời của Sumo, đó là từ hình dáng của một vị thần tên là Shinto. Mặc dù Sumo đang được phát triển thành môn thể thao chuyên nghiệp nhưng các yếu tố lễ nghi truyền thống vẫn được giữ lại, từ việc dùng muối làm sạch vòng tròn thi đấu cho đến kiến trúc mái của miếu thờ  treo ở trên cao.

Một trận đấu vật Sumo. Ảnh: aiko.edu.vn

Giải đấu Sumo gọi là “basho” được tổ chức 2 tháng một lần ở các thành phố Tokyo, Osaka, Nagoya và Fukuoka, đây là thời gian bạn có thể tận hưởng những màn trình diễn này. Qua những cuộc đấu vật rất căng thẳng và hồi hộp, chúng ta có thể xem như một màn trình diễn đẹp mắt giữa hai người đàn ông với thịt mỡ dày đặc, có sức mạnh như hai ngọn núi với kĩ thuật hết sức nhanh nhẹn khi cố gắng đẩy, kéo và đánh cho đối phương ra khỏi vòng tròn hoặc ngã trong sàn đấu.

Kendo

Môn võ Kendo được xem như là nguy hiểm và ồn ào của Nhật Bản. Có thể coi là nghệ thuật cổ xưa của người Nhật khi hội tụ những yếu tố: sức mạnh, kỹ năng và sự can đảm.

Kendo có thể được miêu tả là “thuật đánh kiếm Nhật Bản” mặc dù những “thanh kiếm” này được làm thủ công bằng bốn thanh tre chắc nịch và được buộc lại bằng dây da. Nguồn gốc của Kendo là từ thời Kamakura (1185 – 1333), khi những samurai luyện tập với hình nhân của họ.

Lớp học Kendo. Ảnh: vothuat.vn

Người Nhật thành lập các trường dạy “kenjutsu” (kiếm thuật) với mục đích truyền bá tinh thần đạo Phật cũng như nhấn mạnh yếu tố sức khỏe vật lý. Về sau, những thanh kiếm được thanh thế bằng tre nguyên cây, và sau đó là  sự xuất hiện những bộ giáp dày bảo vệ cơ thể. Hiện nay, Kendo là môn thể thao phổ biến rộng rãi và được mọi lứa tuổi tham gia đăng kí học.

Karate

Mặc dù Karate được mọi người xem là môn thể thao phổ biến về các kỹ thuật đấm đá tuyệt hảo, nhưng khởi nguồn của Karate lại rất mờ nhạt. Nhiều lịch sử ghi chép cho rằng Karate có nguồn gốc xa xôi từ lục địa Ấn Độ. Sau đó Karate được truyền vào Trung Quốc và được phát triển ở nấc cao hơn. Những người buôn Trung Quốc đã mang những kỹ thuật chiến đấu này theo khi họ đến đảo Ryuku vào đầu thế kỉ 14. Ngày đó, địa phận quận Okinawa ở cực Nam Nhật Bản bao gồm cả Ryuku đã là một khu vực tự trị độc lập tách biệt hoàn toàn với Nhật Bản. Và chính nơi này là nơi Karate phát triển cho tới ngày nay.

Luyện tập Karate. Ảnh: vothuat.vn

Trải qua hàng trăm năm phát triển, đến tận đầu thế kỉ 20, các kỹ thuật chiến đấu Karate mới được giới thiệu đến cho đất nước Nhật Bản. Nguồn gốc từ Karate trước đó có nghĩa là “Tang hand” (Thủ đao) hoặc là “Bàn tay Trung Quốc”, nhưng đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, thì được đổi tên thành “empty hand” (Không thủ đạo), được phát âm trong tiếng Nhật là Karate, đây chính là hướng phát triển phong cách chiến đấu riêng của người Nhật. Theo đó, đặc điểm trong chiến đấu chính của Karate là các trận chiến không vũ khí, họ sử dụng dàn trận đặc biệt với các cú đánh và chặn bằng nắm đấm, bàn chân, cẳng chân và cánh tay, để từ đó tổ hợp cách đấu đặc trưng của mình.

Aikido

Aikido với ý nghĩa “con đường của sự hòa hợp tâm hồn”. Aikido là thể loại chiến đấu ít tấn công, mà phần nhiều là phòng thủ. Bằng cách đổi hướng tấn công và lực tấn công của đối phương sao cho cả người tấn công và người bị tấn công đều không bị thương.

Kỹ thuật của Aikido. Ảnh: thethaohcm.com.vn

Aikido được thành lập vào năm 1920 bởi Uhshiba Morihei. Morihei được sinh ra ở Tanabe, phía nam của bán đảo Kii. Đây là vùng đất tuy xa xôi nhưng rất đẹp, nằm ở phía nam của Kyoto và Osaka. Bán đảo Kii cũng là nơi mang những ý nghĩa tâm linh quý giá. Những yếu tố tinh thần này được truyền vào trong môn võ tinh hoa Aikido và chứa đựng cả các kỹ thuật từ vũ đạo, từ thần Shinto, từ Đạo Phật, từ karate và kendo.

Judo

Judo có nghĩa là “phương pháp hòa nhã” và được sáng tạo bởi một người tên là Kano Jigoro vào năm 1882. Nguồn cảm hứng của Judo là khi Jigoro chứng kiến những kẻ côn đồ bắt nạt người khác tại một trường của người Anh ở thành phố Tokyo, khi ông mới 14 tuổi. Jigoro muốn luyện tập cách đấu của Jin-jutsu (thể thuật) – một dạng phòng thủ bắt nguồn từ các samurai. Bắt đầu từ việc học từ một người thầy, ông thậm chí học từ hai người sư phụ khác trước khi thành lập ra trường dạy võ tự vệ của riêng mình tại Đền Eisho-ji ở Tokyo, và từ đây Judo được hình thành.

Thế võ trong Judo. Ảnh: teamnogueiradubai.com

Trong các môn võ chiến đấu của Nhật Bản, Judo có lẽ là môn võ có sức lan tỏa thành công nhất trên thế giới. Tinh hoa của Judo nằm trong tốc độ, sự huyền ảo, kỹ năng sử dụng kích cỡ và thể lực của đối phương để chống ngược lại chính đối phương. Judo được luyện tập vừa mang tính giải trí, vừa mang tính chuyên nghiệp. Điều đó thể hiện qua những trận đấu nảy lửa đỉnh cao tại Thế Vận Hội Olympic.

Tác giả: Cao Nhân (Dịch)

Tin mới trong ngày