Đậm đà văn hóa Việt trong cỗ cưới của người Hà Nội
Hà Thảo 12/06/2016 08:03 PM
Từ xưa, người Hà Nội nổi tiếng với sự cầu kỳ và tinh tế trong chuyện ăn uống, đặc biệt trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi, mâm cỗ luôn được lưu tâm hàng đầu bởi nó chính là bộ mặt của cả gia đình, dòng tộc.

Vào những năm 20 của thế kỷ trước khi xã hội còn có sự phân cấp giàu nghèo thì mâm cỗ cưới của người Hà Nội cũng có nhiều chuyện để bàn.

Một đám cưới của người Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20.
Ảnh: bepque.com

Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa Việt lâu đời. Người Hà Nội không chỉ tự hào về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, mà còn tự hào về văn hóa ẩm thực nơi đây bởi những nét độc  đáo và ý nghĩa thiêng liêng.

Theo đó, đến với Hà Nội, ngoài tìm hiểu và thường thức những món ăn nổi tiếng từ các nhà hàng sang trọng đến quán ăn bình dân vỉa hè thì chúng ta không thể bỏ qua những nét độc đáo trong mâm cỗ cưới của người Hà Nội.

Với người Hà Nội xưa, mâm cỗ cưới không đơn thuần chỉ là chuyện ăn 
mà cao hơn, nó thể hiện bộ mặt của gia đình, dòng tộc.
Ảnh: banhcuonxuthanh.com

Từ xưa, người Hà Nội nổi tiếng với sự cầu kỳ và tinh tế trong chuyện ăn uống, đặc biệt trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi, mâm cỗ luôn được lưu tâm hàng đầu bởi nó chính là bộ mặt của cả gia đình, dòng tộc. Vào những năm 20 của thế kỷ trước khi xã hội còn có sự phân cấp giàu nghèo thì mâm cỗ cưới của người Hà Nội cũng có nhiều chuyện để bàn.

Đối với những nhà giàu có ở các phố trung tâm trên khu phố cổ như Hàng Bạc, Hàng Đào thì mâm cỗ cưới thường rất đầy đủ và có nét đặc trưng riêng đó là bốn bát và sáu đĩa. Người Hà Nội coi số mười là con số của hạnh phúc, tròn trịa, thể hiện tình yêu cũng như hạnh phúc trăm năm. Bốn bát là bốn bát canh đặt cạnh ở bốn góc mâm bao gồm: một bát canh măng, một bát canh mọc, một bát chim bồ câu hầm hạt sen, một bát canh nấu rối gồm su hào, cà rốt, trứng tráng thái chỉ, giò lụa thái chỉ, mực khô thái chỉ… Sáu đĩa bao gồm: một đĩa thịt gà úp lật quân cờ, một đĩa thịt lợn quay, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế thêm một đĩa xôi gấc và một đĩa nộm thập cẩm. Chưa kể những bát phụ như đĩa rau thơm, chanh, ớt, mắm tiêu… Ngoài ra, nhà nào giàu còn có thêm đĩa hoa quả tráng miệng, hoặc đĩa chè kho. Mỗi mâm một chai rượu trắng và sáu cái chén hạt mít nhỏ để có khách uống.

Thịt gà luộc.
Ảnh: noinaunuocpho.com
Và xôi gấc là hai món không thể thiếu trong mâm cỗ.
Ảnh: gocmeovat.net

Đó là những món ăn cơ bản của cỗ cưới Hà Nội xưa, nhưng với những gia đình có kinh tế hạn hẹp hơn thì mâm cỗ cũng có sự thay đổi về số lượng từ sáu đến tám món. Nhưng nhất định phải có hai món chính đó là xôi gấc và gà luộc, hai món thể hiện sự thịnh vượng, hạnh phúc.

Người Hà Nội không chỉ cầu kỳ trong việc chế biến, bày biện mà còn tinh tế trong cách ăn, uống. Theo quan niệm truyền thống trước khi ngồi xuống ăn cỗ phải có một người là chỉ nhà ra mời, rót rượu tiếp khách thì mọi người trong mâm mới bắt đầu mời nhau. Một bữa cỗ thường có nhiều món nhưng mỗi món không nhiều. Các cụ quan niệm, thưởng thức món ăn chứ không phải ăn để lấy no. Mỗi món ăn được mà tỉ mỉ, cẩn thận vì thế khi thưởng thức cũng là lỗi nhâm nhi, từ tốn từng miếng nhỏ, cảm nhận từ đầu lưỡi để tận hưởng đến tận cùng những hương vị chứa đựng trong mỗi món ăn. Sau khi ăn xong, rời mâm đi, chủ nhà cũng phải ra mời khách uống nước, cắn hạt dưa, hạt bí rồi mới cảm ơn khách mời.

Trải qua thời gian, trước xu hướng phát triển kinh tế, mâm cỗ cưới của người Hà Nội đã có nhiều thay đổi.
Ảnh: lh4.googleusercontent.com

Trải qua thời gian, trước xu hướng phát triển kinh tế, mâm cỗ cưới của người Hà Nội đã có nhiều thay đổi. Tuy không câu nệ như ngày xưa nhưng không vì thế mà đánh mất đi một nền văn hóa đẹp và ẩm thực Hà Nội luôn là niềm tự hào của Thủ đô, trở thành một giá trị văn hóa mà thiếu nó khó có thể hình dung hết được một diện mạo văn hóa của người Tràng An.

Tác giả: Hà Thảo

Tin mới trong ngày