Mỹ: Bộ Tư Pháp yêu cầu 46 công tố viên thời ông Obama từ chức
Thúy Thúy 03/13/2017 07:00 AM
Chiều ngày 10/03, theo lời người phát ngôn Bộ Tư pháp, Sarah Isgur Flores cho biết Bộ Trưởng Tư pháp Jeff Sessions đã yêu cầu 46 công tố viên do cựu Tổng thống Obama ký giấy bổ nhiệm phải từ chức, vì ông muốn “đảm bảo chuyển giao thống nhất, hoàn hảo”.

Yêu cầu này của ông Sessions mặc dù có lẽ muộn hơn bình thường một hay hai tuần nhưng là điều bình thường của các chính quyền mới, thường yêu cầu các vị trí chính trị của Bộ Tư pháp từ chức ngay từ ngày đầu của chính quyền. Điển hình cho trường hợp này như các Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush đã miễn nhiệm hầu hết các công tố viên khi nhậm chức. Danh sách các công tố viên bị đề nghị từ chức chưa được công bố, ngoại trừ ông Preet Bharara, công tố viên bang Manhattan và từng được Tổng thống Trump đề nghị giữ lại, được yêu cầu từ chức ngay. 

Công tố viên Preet Bharara, một trog các công tố viên bị đề nghị từ chức ngay lập tức. Ảnh: NYTimes

Henry Hockeimer, cựu công tố viên dưới thời Tổng thống Clinton, và một đối tác của Ballard Spahr, nói: "Điều duy nhất không bình thường là thời điểm của nó - thường sẽ phải xảy ra sớm hơn một chút - nhưng nó là điều bình thường. Đây là những người được bổ nhiệm mang tính chính trị, vì vậy họ biết rằng tất cả họ sẽ đi khi một chính quyền mới thay đổi".

Quyết định sa thải công tố viên do chính quyền tiền nhiệm bổ nhiệm không phải là điều mới mẻ trong lịch sử Nhà Trắng đặc biệt là khi có sự thay đổi về đảng phái kiểm soát Nhà Trắng. Tuy nhiên, thông thường việc sa thải này diễn ra từ từ hoặc một số công tố viên vẫn được giữ lại thay vì sa thải cùng lúc toàn bộ đội ngũ công tố viên từ thời chính quyền tiền nhiệm. 

Flores cho hay: “Cho đến khi các vị công tố viên mới được xác định là ai, công việc của ngành công tố của ngành Tư pháp Mỹ trong vấn đề điều tra, ngăn chặn các tội ác nghiêm trọng nhất vẫn phải được tiến hành”.

Hai nguồn tin thân cận với Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ không chắc chắn khi nào việc chỉ định công tố viên mới sẽ diễn ra, và không có chi tiết rõ ràng nào từ Bộ Tư pháp về tương lai của các công tố viên Mỹ. Thành viên đảng Dân chủ của Ủy ban Tư pháp Thượng viện, bà Dianne Feinstein, cho biết bà "ngạc nhiên" và "lo lắng" về hành động của Bộ Tư pháp vì cố vấn pháp lý của Nhà Trắng, Donald McGahn, hồi tháng 01 nói với tôi rằng việc chuyển giao quyền lực sẽ được thực hiện theo cách đảm bảo tính tiếp nối. Rõ ràng việc đề nghị công tố viên từ chức ngay không phải là sự tiếp nối.

Lệnh mới từ Bộ Trưởng Sessions sẽ ảnh hưởng đến 46 vị công tố viên trong 93 vị công tố viên làm việc tại 94 khu vực (đảo Guam và Northern Mariana Islands có chung một công tố). Trước đó đã có 47 người đã từ chức sau khi ông Obama mãn nhiệm.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions. Ảnh: AP

Vào tháng 03/1993, Bộ Trưởng Tư Pháp Janet Reno cũng yêu cầu các công tố viên do Tổng thống George H.W. Bush bổ nhiệm đồng loạt phải ra đi đã bị chỉ trích mạnh vì nó làm “rối loạn hệ thống công tố của luật pháp Mỹ. Vì vậy, khi Tổng thống Obama lên nắm quyền vào năm 2009, thì quá trình chuyển đổi kéo dài trong vài tháng.

Thỉnh thoảng, cũng có những trường hợp ngoại lệ: Chính quyền của Tổng thống Bush năm 2006 đã tạo ra làn sóng phản đối khi bác bỏ  8 công tố viên  trong thời gian làm Tổng thống. Cũng như trường hợp của Rod Rosenstein, người được đề cử của chính quyền Trump trở thành Phó Chưởng lý, từng là công tố viên của Maryland dưới chính quyền của ông Obama, và từng phục vụ dưới thời Tổng thống Bush. 

Tác giả: Thúy Thúy

Tin mới trong ngày