Nguyệt thực dài nhất trong 100 năm qua trên khắp thế giới và Việt Nam
Dinda 07/29/2018 11:00 AM
Rạng sáng ngày 28/7, người dân toàn thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất trong 100 năm qua.

Đêm 27/7, rạng ngày 28/7 (theo giờ Việt Nam) người dân khắp thế giới có dịp chứng kiến nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ qua. Theo thông báo của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), toàn bộ hiện tượng này kéo dài hơn 5 tiếng, bắt đầu vào khoảng 0h14 đến 6h30 sáng ngày 28/7. Trong đó, thời gian xảy ra nguyệt thực toàn phần từ khoảng 3h21 đến 4h13, sau đó chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối rồi kết thúc hoàn toàn vào khoảng 6h30.

Nguyệt thực toàn phần ở Hechingen, Đức. Ảnh: vietnamnet.vn
Trăng máu tại Đền thờ Poseidon tại Mũi đất Suonio, cách thủ đô Athens 65 km về phía nam. Ảnh: news.zing.vn
Hình ảnh "trăng máu" được quan sát rõ nét tại Zenica ở Bosnia và Herzegovina. Ảnh: kenh14.vn

Không giống với nhật thực, nguyệt thực hoàn toàn không có bất cứ mối đe dọa nào đến thị lực của người quan sát. Người xem không cần đeo kính bảo hộ, chỉ cần đến một khu vực thông thoáng, quang mây, ít ánh đèn và hạn chế ô nhiễm để có thể quan sát nguyệt thực một cách rõ ràng và trọn vẹn nhất. 

Trong thời gian xảy ra nguyệt thực, Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời sẽ ở vị trí thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng nhau, trong đó Trái Đất chen vào giữa hai thiên thể còn lại. Mặt trăng sẽ bị Trái Đất che khuất hoàn toàn, không được mặt trời chiếu sáng, do vậy không thể quan sát khi nhìn từ mặt đất. Ngoài việc bị lu mờ, mặt trăng còn chuyển sang màu đỏ vì ánh sáng mặt trời khúc xạ trên bề mặt Trái Đất, nên hiện tượng này còn được gọi là “trăng máu".

Các pha của Mặt Trăng trong nguyệt thực toàn phần tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: news.zing.vn

Người dân địa phương ở Bình Định, Trà Vinh cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng hình ảnh hiếm thấy này, trong khi các địa phương khác bị lu mờ.

Nguyệt thực một phần lúc 1h30 sáng nay tại Trà Vinh. Ảnh: vnexpress.net
Nguyệt thực bắt đầu pha toàn phần, Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ máu. Ảnh: vnexpress.net
Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại lúc 3h21. Lúc này Mặt Trăng ở trung tâm của bóng tối. Ảnh: vnexpress.net
Tại thị trấn Bình Dương (Phù Mỹ, Bình Định), nhóm bạn trẻ yêu thiên văn đã quan sát được toàn bộ quá trình nguyệt thực từ chỗ bán phần đến toàn phần. Ảnh: vnexpress.net

Đây là nguyệt thực toàn phần dài nhất trong 100 năm qua. Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng nguyệt thực toàn phần với cùng độ dài như vậy phải đến năm 2123 mới diễn ra lần nữa. Còn theo Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), những người yêu thiên văn lỡ cơ hội này có thể được quan sát nguyệt thực toàn phần lần nữa vào năm 2021 - 2022, chỉ là thời gian không lâu bằng.

Tác giả: Dinda

Tin mới trong ngày