Vinacircle - Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các chuyên gia của JPMorgan Chase thường xuyên thiết lập một mô hình nằm dự báo về thời điểm và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo mà thế giới hứng chịu. Dựa vào mô hình này, các chiến lược gia nhà băng dự báo trong hai năm nữa sẽ có một cuộc khủng hoảng như vậy.
Lần dự báo này các chuyên gia cho rằng mức độ gây ra thiệt hại sẽ ít hơn hơn so với những lần khủng hoảng trước. Tuy nhiên, tin xấu là sự suy giảm thanh khoản trên thị trường tài chính toàn cầu kể từ sau cú sốc 2008 đã trở thành một nhân tố khó lường.
Mô hình của JPMorgan Chase dựa trên các yếu tố bao gồm quãng thời gian tăng trưởng kinh tế, độ dài dự báo của cuộc suy thoái tiếp theo, mức độ vay nợ, định giá tài sản, mức độ nới lỏng các quy chế giám sát và mức độ sáng tạo tài chính.
Những điểm chính mà các chuyên gia cho rằng sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2020:
- Thị trường chứng khoán Mỹ giảm khoảng 20%.
- Giá năng lượng giảm 35% và giá kim loại cơ bản giảm 29%.
- Các thị trường chứng khoán mới nổi giảm 48%, tỷ giá đồng tiền các quốc gia mới nổi giảm hơn 14%.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ giảm 54% từ đỉnh.
Chiến lược gia Marko Kolanovic của JPMorgan Chase cho rằng sự dịch chuyển mạnh mẽ khỏi hoạt động quản lý tài sản chủ động sang quản lý thụ động - thông qua sự nổi lên của các quỹ chỉ số (index fund), quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) và các chiến lược giao dịch dựa trên định lương - đã làm gia tăng mức độ nguy hiểm của sự gián đoạn thị trường.
"Sự dịch chuyển từ quản lý tài sản chủ động sang thụ động, đặc biệt là sự giảm sút của số lượng các nhà đầu tư giá trị hoạt động chủ động, đã làm giảm khả năng của thị trường trong việc ngăn chặn và hồi phục từ những đợt giảm lớn", báo cáo của JPMorgan Chase có đoạn viết. Theo ước tính mà báo cáo đưa ra, các tài khoản đầu tư được quản lý chủ động hiện chỉ chiếm khoảng 1/3 lượng tài sản cổ phiếu trong tay các công ty quản lý tài sản.
Báo cáo cảnh báo sự thay đổi này "khóa" một lượng thanh khoản lớn sẵn sàng được dùng để mua vào cổ phiếu giá rẻ và vực dậy thị trường mỗi khi có sự giảm sâu xảy ra.
Một điểm được cho là khá tích cực của đợt sụt giảm gần đây tại các thị trường mới nổi, theo JPMorgan Chase, là sự sụt giảm này đã khiến tài sản ở các quốc gia đang phát triển rẻ đi, hạn chế khoảng giảm từ đỉnh đến đáy trong cuộc khủng hoảng tiếp theo, bù lại cho tác động của sự gia tăng vay nợ.
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX