1. Thung lũng chết – Nơi nóng nhất thế giới
Thung lũng chết là một thung lũng sa mạc ở California đã thiết lập kỉ lục nhiệt độ nóng nhất trái đất là 56,7 độ C vào ngày 10 tháng 7 năm 1913. Cho đến năm 2012, người ta tin rằng El Aziza, Lybya cũng đã ghi được nhiệt độ nóng nhất là năm 58 độ C vào năm 1922. Tuy nhiên, theo cuộc điều tra của tổ chức khí tượng thế giới (WMO) thì nhiệt độ ghi ở El Aziza có thể không chính xác vì vậy không đủ tiêu chuẩn để xác nhận.
Thung lũng chết là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới vào mùa hè do sự kết hợp thú vị của điều kiện địa chất, địa lý và khí hậu. Nằm ở độ cao 86m so với mực nước biển, nó ngăn cản các loại cây hấp thụ cái nóng của mặt trời. Kết quả mặt đất bị đốt nóng do các bức xạ mặt trời. Không khí nóng sẽ bắt đầu tăng lên và hạ xuống nhưng do thung lũng hẹp với những ngọn núi dốc cao ngăn cho không khí thoát ra nên nó lại trở lại thung lũng. Khi những túi khí này trở lại, chúng bị nén xuống dưới tầng thấp và bị hâm nóng ở nhiệt độ cao hơn, tạo thành các dòng gió nóng thổi qua thung lũng. Điều đó khiến cho nhiệt độ của thung lũng rất cao.
2. Trạm Vostok, Nam Cực – Nơi lạnh nhất thế giới
Vào ngày 21 tháng 7 năm 1983, trạm Vostok, một trạm nghiên cứu của Nga ở Princess Elizabeth Land, Nam Cực ghi lại nhiệt độ đo được thấp nhất trên Trái đất là -89,2 độ C (-128,6 độ F). Trạm Vostok là một trong những điểm lạnh nhất và khô nhất trên trái đất, với nhiệt độ dưới 0 độ trong năm và hầu như không mưa. Trên thực tế, nhiệt độ tối đa được ghi nhận ở đây là -14 độ C (6.8 độ F), nhiệt độ vào mùa hè trung bình là -32 độ C (-25 độ F) và nhiệt độ trung bình mùa đông -68 độ C (-90 độ F). Năm 2010, dữ liệu vệ tinh NASA từ Đông Nam Cực đã ghi được nhiệt độ -93.20 độ C (-135.80 độ F) nhưng vì nó được đo bằng vệ tinh nên không được ghi nhận.
3. Sa mạc Atacama – Nơi khô hạn nhất thế giới
Độ khô của một nơi được xác định bởi lượng mưa, tuyết hoặc các dạng mưa khác mà nó nhận được. Sa mạc Atacama là một sa mạc dài ở Nam Mỹ nằm ở Chile và một phần của Peru là nơi khô hạn nhất thế giới. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây là 15mm (0,6 inch) và ở một số nơi, như Arica và Iquique, lượng mưa thậm chí còn thấp hơn trong khoảng 1 - 3mm (0,04 - 0,12 inch). Bằng chứng cho thấy rằng một số vùng của sa mạc Atacama có thể đã không có mưa trong 400 năm từ năm 1570 đến năm 1971!
4. Mawsynram – Nơi ẩm nhất thế giới
Mawsynram, một ngôi làng ở bang Meghalaya của Ấn Độ, nhận được lượng mưa lớn nhất trên thế giới. Vì vậy nó trở thành nơi ẩm ướt nhất trên trái đất. Lượng mưa hàng năm ở đây là 11.872mm (467 inch)!
Cherrapunji - một ngôi làng khác cách Mawsynram khoảng 15km, nằm trong danh sách những nơi ẩm ướt nhất và giữ kỷ lục về số lượng mưa nhiều nhất trong tháng theo lịch (9300mm vào tháng 7 năm 1861). Hầu hết lượng mưa trong một năm dương lịch là 26461mm giữa tháng 8 năm 1860 và tháng 7 năm 1861. Cả hai địa điểm nhận được lượng mưa lớn do Himalayas ngăn không cho đám mây mưa di chuyển về phía Bắc, do đó tập trung độ ẩm ở đây. Nguyên nhân thứ hai là sự ảnh hưởng của Khasi Hills trực tiếp đến sự di chuyển của luồng không khí từ Vịnh Bengal.
Theo Punditcafe
Khoảnh khắc cực quang đẹp huyền diệu tại Nauy
15 sự thật có thể bạn chưa biết về quả…
Những câu chuyện cười rơi nước mắt với thú cưng
Những loài động vật cực hiếm ít người biết đến…
Những "kiệt tác" từ cây chuối khiến bạn khó tin…
Chú mèo may mắn được ngủ trên giường như công…
Sự bất lực đáng yêu của các loài động vật
Mãn nhãn với những vườn cây trĩu quả tưởng chỉ…
Khám phá ngõ bích hoạ độc lạ giữa lòng Hà…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX