Bánh Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài cái tên bánh Trung Thu thì trước đây món ăn này còn được gọi là bánh đoàn viên, bánh Hồ hay bánh hoàng tộc. Người xưa dùng bánh này làm vật cúng trong nghi thức đón mặt trăng. Theo thời gian, bánh Trung Thu trở thành một mặt hàng bày bán khắp nơi, dần mất đi những giá trị tinh thần và trở nên “thực dụng” hơn.
Tương truyền, vào cuối thời Nguyên ở Trung Quốc có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Để những tin tức và mệnh lệnh được truyền đi một cách bí mật, người ta đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8. Những chiếc bánh được truyền đi khắp nơi và trở thành một phương tiện liên lạc vừa an toàn vừa hiệu quả. Về sau, người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.
Chiếc bánh Trung Thu ở mỗi địa phương khác nhau sẽ mang hương vị riêng dựa trên các loại thực phẩm đặc trưng của nơi đó. Bánh ở Bắc Kinh có vỏ màu nâu giòn, trong khi bánh Tô Châu có nhiều lớp, lớp vỏ nhạt mỏng. Những người Hồi giáo dùng thịt bò làm nguyên liệu cho bánh trong khi tại Đài Loan, người ta thường sử dụng khoai lang làm nhân bánh.
Bánh Trung Thu truyền thống của Việt Nam thường có hai loại là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh dẻo làm bằng bột nếp nhồi với đường, nước hoa bưởi rồi đúc trong khuôn gỗ, thường là hình tròn. Nhân bánh thường làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn.
Bánh nướng lại mang nhiều đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa hơn bánh dẻo. Bánh nướng được làm theo hình vuông hoặc tròn, đựng vừa khít bốn chiếc trong một cái hộp giấy. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu. Nhân bánh thuần túy thì làm từ đậu xanh, khoai môn, hạt sen,… Tùy vào khẩu vị mỗi vùng mà người ta biến tấu nhân bánh thành rất nhiều loại. Các loại nhân thập cẩm có thể biến hóa đến 200 vị khác nhau.
Trong những năm gần đây, khi công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại bánh Trung Thu độc đáo ra đời. Có loại bánh Trung Thu kem, không cần nướng mà chỉ cần đông lạnh, bánh Trung Thu rau câu, bánh có nhân rau quả hoặc bánh trái cây, bánh cao cấp có nhân bào ngư, vi cá… Hình thức bánh cũng đa dạng không kém, nhiều chiếc bánh có hình rất ngộ nghĩnh.
Chiếc bánh Trung Thu của Việt Nam có nhiều nét tương đồng với bánh Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nước châu Á khác lại có loại bánh đặc trưng của riêng mình. Người Hàn có bánh Songpyeon, người Nhật có bánh Tsukimi Dango, Geppei, người Philippines có bánh Hopia.
Vào mỗi dịp rằm tháng 8, người ta sẽ tặng nhau những chiếc bánh Trung Thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn. Bánh Trung Thu không chỉ thuần túy là món ăn mà nó còn là món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết lớn thứ ba của năm.
Phonagnosia – hội chứng “mù giọng nói” kì lạ
Chảy máu mũi mỗi khi gặp gái xinh - Sự…
Em bé cosplay Vô diện đã trở lại và lợi…
Những chiếc đèn lồng Trung Thu có hình dáng độc…
Lần đầu tiên tạo ra “máu nhân tạo” thành công…
Hé lộ câu chuyện ít người biết về những thiên…
Chàng trai đi xem phim kinh dị "It" và cái…
Cách rút tiền độc đáo không bao giờ lo bị…
Tỉ lệ kết hôn ở Nhật giảm kỉ lục từ…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX