Những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc (Phần 2)
Quang Minh 03/11/2017 05:00 PM
Những người phụ nữ này đã có ảnh hưởng và góp phần không nhỏ vào việc cai quản đất nước trong thời ký phong kiến ở Trung Quốc.

1. Lưu Thị, hoàng hậu của Tống Chân Tông

Chương Hiến Minh Túc hoàng hâu, hoặc Tư Nhân Bảo hoàng thái hậu, là hoàng hậu của vua Tống Chân Tông Triệu Hặng, mẹ nuôi của Tống Nhân Tông Triệu Trinh. Bà là Hoàng thái hậu nhiếp chính đầu tiên của triều đại nhà Tống.

Bà thường được người đời ca tụng là:
 "Có tài năng của Lữ hậu, Võ Tắc Thiên mà lại không mang cái độc đoán, hung ác của họ".
Ảnh: news.zing.vn

Tháng 12 năm 1012, vua Tống Chân Tông lập bà làm Hoàng hậu, khi bà đã 44 tuổi. Hoàng hậu Lưu Nga thông minh tuyệt thế lại am hiểu cổ kim, đối với việc chính trị, xử lý tấu chương đều hiểu rõ. Vì vậy Tống Chân Tông để bà phê duyệt tấu chương, hỗ trợ giải quyết tấu chương cho ông. Tuy nhiên, việc này gặp phải sự phản đổi của nhiều vị quan.

Năm 1020, Tống Chân Tông mắc phải bệnh thấp khớp, ông giao việc triều chính cho Lưu hoàng hậu xử lý. Bà được toàn quyền nhiếp chính, giúp Thái tử Triệu Trinh cai quản đất nước. Năm 1022, Tống Chân Tông mất, Lưu hậu là Hoàng thái hậu. Vua Tống Nhân Tông kế vị, khi đó mới 11 tuổi. Thái hậu buông rèm nhiếp chính, năm ngày triều một lần.

Với tài năng vượt trội, bà được xưng là "hữu Lữ Vũ chi tài, vô Lữ Vũ chi ác". Có nghĩa là: "Có tài năng của Lữ hậu, Võ Tắc Thiên mà lại không mang cái độc đoán, hung ác của họ".

2. Âm Lệ Hoa, Hoàng hậu của Hán Quang Vũ Đế

Âm Lệ Hoa, bà thường được gọi là Quan Liệt Âm hoàng hậu, Hoàng hậu thứ hai của Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú. Mặc dù bà thành hôn với Hán Quang Vũ Đế trước nhưng lại muốn ông lập Quách Thánh Thông làm hoàng hậu.

Âm Lệ Hoa nổi tiếng bởi vẻ đẹp và tính cách nhân hậu. Vì nghĩ cho Lưu Tú, bà khuyên ông lập Quách Thánh Thông làm hoàng hậu, bởi như vậy sẽ dễ bề củng cố thế lực của ông hơn. Hơn nữa, lúc này Quách Thánh Thông đã sinh cho ông một hoàng tử là Lưu Cương. Âm Lệ Hoa đặt luôn coi trọng việc xã tắc, không màng tư lợi, bà đã chấp nhận thân phận làm “thiêp” trong  16 năm.

Âm Lệ Hoa là một Hoàng hậu vừa xinh đẹp lại vừa nhân hậu.
Ảnh: evan.vn

Năm 41, Quang Vũ Đế phế truất Quách hoàng hậu và đưa Âm quý nhân lên thay. Ông lập con trai Lưu Phụ của Quách Thành Thông làm Trung Sơn vương và lập bà làm Trung Sơn vương thái hậu. Năm 43, Quang Vũ Đế chấp thuật lời thỉnh cầu thoái vị của Hoàng thái tử Lưu Cương (con trai Quách Thành Thông) và đưa con trai cả của Âm hoàng hậu lên thay thế.

Sau khi Âm Lệ Hoa mất, người ta chôn bà trong lăng mộ của Hoàng đế Lưu Tú. Người đời luôn ca ngợi bà là “hữu ái thiên chí”, có nghĩa là nhân ái, lương thiện vô cùng, không muốn làm đau kẻ khác.

3. Trưởng Tôn Thị, Hoàng hậu của Đường Thái Tông

Văn Đức Thuận Thánh hoàng hậu, còn được gọi là Trưởng Tôn hoàng hậu. Bà là Hoàng hậu duy nhất của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Bà được coi là tri kỷ của Đường Thái Tông, là người giúp đỡ đắc lực cho ông trong việc hậu cần.

Với cương vị Hoàng hậu nhà Đường, Trưởng Tôn Thị nổi tiếng là người khiêm tốn, hòa nhã và còn là người rất tiết kiệm. Bà đã khuyên Thái Tông cho 2000 cung nữ được trở về với gia đình. Trước khi mất, bà còn dặn các quan "không lập bia, không xây phần mộ, chỉ dùng gỗ và ngói để làm mộ, đưa tiễn đơn giản". Bà cũng không bao giờ la mắng những cung nữ, quan thần phục vụ mình.

Trưởng Tôn hoàng hậu không bao giờ can dự vào chuyện triều chính,
bà cho rằng mình có bổn phận phải làm như vậy.
Ảnh: wordpress.com

Bà thường kể chuyện xưa cho Thái Tông nghe để giúp ông giảm bớt gánh nặng trong chuyện chính sự. Nhưng khi vua Thái Tông hỏi ý kiến bà, Trưởng Tôn Hoàng hậu thường từ chối trả lời vì bà cho rằng bổn phận của mình không được tham gia vào. Bà nổi tiếng là hoàng hậu để lại nhiều tiếng thơm nhất.

4. Mã Tú Anh, Hoàng hậu của Minh Thái Tổ

Mã hoàng hậu là Hoàng hậu đầu tiên của triều đại nhà Minh, là vợ duy nhất của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương – Hoàng đế khai quốc của Triều đại này.

Mã Tú Anh là một hoàng hậu nổi tiếng nhân từ.
Bà luôn khiến người khác ngưỡng mộ và cảm mến bởi tính cách này.
Ảnh: vi.wikipedia.org

Mã hoàng hậu nổi tiếng nhân từ, giản dị. Bà cũng là người gương mẫu, liêm chính, bà chủ trương không cho Chu Nguyên Trương trọng dụng họ Mã để tránh họa ngoại thích cho triều đình. Mã hoàng hậu cũng là người khuyên nhủ Minh Thái Tổ khi ông tiến hành bạo chính, bởi vậy mà rất nhiều trung thần đã được cứu. Bà luôn hiền từ, đối đãi tử tế với các phi tần trong hậu cung, đối với con nuôi cũng chăm sóc như con đẻ.

Khi bà mất, tất cả các cung thị nữ, cung nhân đều cảm thương, tiếc nuối, đã có nhiều lời ca câu hát được sáng tác để thể hiện nỗi tiếc thương Mã hoàng hậu. Bà được đặt thụy hiệu là Hiếu Từ hoàng hậu.

5. Từ Nghĩa Hoa, Hoàng hậu của Minh Thành Tổ

 Nhân Hiếu Văn hoàng hậu, bà là Hoàng hậu duy nhất của Minh thanh Tổ Vĩnh Lạc hoàng đế. Là con dâu của Mã Tú Anh hoàng hậu, bà  được Mã hoàng hậu rất mực quý mến. Nhân Hiếu Văn hoàng hậu là người có tính tình hiền hậu, bà có đóng góp to lớn trong sự nghiệp của Thành Tổ Vĩnh Lạc Đề.

Với những đóng góp của minh, Nhân Hiếu Văn hoàng hậu đã giúp ích rất nhiều cho Minh Thái Tông hoàng đế.
Ảnh: news.zing.vn

Năm 1403, bà ban hành trong cả nước Nội huấn và Khuyến thiện thư, với mục đích giản công đức cho phụ nữ trong cả nước và truyền bá tư tưởng quy thiện trong thiên hạ. Chính việc làm này của bà đã giúp cho Minh Thành Tổ lấy được nhân tâm, xóa nhòa đi việc ông cướp ngôi. Bà cũng khuyên Thành Tổ áp dụng luật lệ nhân từ, nên trọng dụng nhân tài, dùng nhân mà cai trị đất nước. Bà mất vào năm 1407, Chu Đệ phong cho bà hiệu Nhân Hiếu Sau đó ông không lập thêm hoàng hậu nào.

Tác giả: Quang Minh

Tin mới trong ngày