Phải làm gì khi bạn gặp người bị điện giật?
Min 06/24/2017 05:30 PM
Tai nạn điện thường xảy ra đột ngột do chúng ta sơ ý chạm vào nguồn điện hay không thực hiện đúng nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với dòng điện. Khi đó, nếu không biết cách xử trí kịp thời, nạn nhân sẽ bị bỏng thậm chí là tử vong.

Điện giật là hiện tượng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dòng điện. Dòng điện xoay chiều gây co cơ làm người bị nạn dính chặt và không thể thoát ra khỏi nguồn điện.

Khi bị điện giật, nạn nhân có thể có các biểu hiện:

Ngừng tim, ngừng thở: Thường là ngừng tuần hoàn do rung thất, ngừng thở trước rồi mới ngừng tim.

Bỏng: Thường bỏng sâu tại nơi tiếp xúc với nguồn điện.

Có thể gặp các chấn thương nhẹ.

Nguyên tắc xử trí:

Khẩn cấp ngắt nguồn điện (tránh chạm trực tiếp vào nạn nhân trước khi ngắt được dòng điện). Có thể dùng bất kì vật khô nào để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện nhưng không phải bằng kim loại.

Cách xử trí khi gặp người bị điện giật. Ảnh: gammanano.vn

Lưu ý: không dùng tay không, tay phải được đeo găng hoặc quấn vải khô hay vật cách điện nào đó, chân đi dép hoặc guốc khô.

Nhanh chóng kiểm tra sơ bộ cho nạn nhân:

- Ý thức: hôn mê.

- Ngừng tim: mạch cổ hoặc mạch bẹn không bắt được.

- Ngừng thở.

- Chấn thương.

Tiến hành ngay các biện pháp hồi sinh tim phổi nếu nạn nhân tim ngừng đập, ngừng thở:

Xử trí kịp thời để cứu người bị điện giật. Ảnh: img.khoahoc.tv

- Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên nền đất cứng hoặc ván cứng đầu ngửa tối đa trừ chấn thương cột sống cổ, lấy dị vật trong miệng nạn nhân.

- Thổi ngạt kiểu miệng - miệng hoặc miệng mũi và ép tim ngoài lồng ngực (30 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt). Tiếp tục cấp cứu cho đến khi tim đập lại và nạn nhân tự thở được.

- Khi nạn nhân tự thở được, tim đập lại tiến hành cố định cột sống cổ (nếu nghi ngờ tổn thương), xương gãy, băng cầm máu, chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tác giả: Min

Tin cùng chuyên mục

Tin mới trong ngày