Phía sau cuộc sống của những người mang thân xác nữ giới ở Sài Gòn
Yuki (Tổng hợp) 05/11/2017 11:00 AM
Cuộc sống vốn đã khó khăn chật vật, nhưng lại còn chật vật khi những người chuyển giới sống thật với chính mình.

Sinh ra trong thân xác và tâm hồn khác nhau, không một người nào muốn như vậy. Nhưng họ phải sống, và muốn sống thật với bản thân mình. Thế nhưng, những việc này lại bị kì thị, khinh rẻ.

Cuộc sống ở Sài Gòn vốn đã chật vật, nhưng lại còn chật vật hơn khi những người chuyển giới sống thật với chính mình để đi tìm việc làm nuôi bản thân, lo cơm ăn, áo mặc.

Người chuyển giới bị nhiều người kinh thường. Ảnh: kenh14cdn.com

Một người chuyển giới nữ tên Dung (26 tuổi), vốn là một sinh viên trường múa, được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, Dung có một ao ước trở thành một người con gái thật sự, tuy nhiên cuộc sống vốn dĩ đã bất công với dung lại càng bất công hơn khi mọi người trong đoàn kỳ thị, chế nhạo cô và gọi cô là pê-đê, và gạt bỏ cô ra khỏi đoàn múa. Từ ngày đó, Dung phải sống trong cảnh lay lất để kiếm miếng cơm manh áo qua ngày. Ai kêu đâu làm đó, từ Sài Gòn đến tận Long An, Tiền Giang để biễu diễn cho các đoàn lô tô.

Hay, Nghi từng là sinh viên của đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trường danh tiếng tại Việt Nam có chia sẻ:"Thời đi học, tôi cố tỏ ra mình là trai thẳng để khỏi bị kì thị. Nhưng khi ra trường, tôi không chịu nổi nữa và bắt đầu tiêm hormone. Lúc này, khát khao được sống là mình khiến tôi phải đánh đổi quá nhiều. Đến nỗi, cái bằng Đại học không còn giá trị nữa". (báo lao động đưa tin)

Dù có bằng cấp tốt như thế nào, học trường ra sao, thì nhiều người vẫn còn gắn cho những số phận này bằng hai chữ pê-đê đầy miệt thị.

"Cô gái" Sam, 23 tuổi, cũng trải qua đầy vất vả để mưu sinh, cô và mẹ sống nương tựa vào nhau ở chốn Sài Gòn gần cả chục năm. Cô là một thợ trang điểm cô dâu. Với Sam, điều mà cô mong nhất đó chính là nuôi mẹ và dành tiền để đi Thái Lan phẫu thuật chuyển giới, bởi nhiều lần cô cảm thấy buồn và thiếu tự tin khi bị nhiều người xung quanh chỉ trỏ, xì xào. Thông qua laodong.vn, Sam cũng bộc bạch: "Họ tỏ ra cảnh giác em vì nghĩ người chuyển giới không đàng hoàng. Bởi vậy, để lấy khách, em phải lấy giá rẻ hơn rất nhiều so với những thợ trang điểm bình thường khác”.

laodong.com.vn

Thế đấy, xã hội này vốn bất công, lại càng thêm bất công đối với người chuyển giới.

Bạn Trần Lê Quốc Trí, cái tên này vốn dĩ đã gợi lên trong đầu nhiều người là bạn nam thông minh và sáng suốt. Nhưng Trí lại mong muốn được người khác gọi bằng cô hoặc chị. 

Cuộc sống Trí bị thay đổi khi Trí biết được giới tính thật sự của mình. Bạn bè trong xóm cứ cười chế giễu là tên biến thái. Ở trường thì Trí bị cô lập, thậm chí còn bị đánh vì trí giống con gái.

Thông qua zing.vn, Trí bộc bạch, một lần bị đánh oan, em đã nhờ cô giáo can thiệp. Thế nhưng, cô giáo chỉ dửng dưng và nói thì đúng vậy mà. Sau đó, cô giáo còn đánh cuốn sách vào mặt em.

"Bị cô giáo sỉ nhục trước mặt bạn bè, lúc đó em chỉ muốn chết", Trí nói.

Thương cho con, mẹ Trí chỉ biết khóc mỗi khi con mình bị kỳ thị bởi xã hội. 

 

 

Tác giả: Yuki (Tổng hợp)

Tin mới trong ngày