Sẵn sàng cho việc học tập thực sự có ý nghĩa của trẻ
Mỹ Hằng (dịch) 01/19/2018 06:30 PM
Đóng vai trò là hậu cần trong việc học của con, phụ huynh cần chú ý những điều sau để đào tạo cho trẻ bộ ba kỹ năng cần thiết.
Ảnh: channelnewsasia.com

Khi bắt đầu đi học, bạn chuẩn bị cho con mình những gì?

Ở Singapore: Khi còn một tuần nữa là năm học mới bắt đầu, cha mẹ sẽ gấp rút trang bị cho trẻ những thứ nhỏ như đồng phục, balo, bình nước, giày. Thậm chí, họ còn lên lịch để cắt tóc cho con. Họ bận rộn với công việc bao tập, dán nhãn và chuẩn bị hộp đồ ăn trưa cho con.

Khoảng thời gian này, một số cha mẹ có xu hướng lo lắng hơn cả con của mình, biểu hiện cụ thể là họ dường như khó tập trung ngay cả trong những việc đơn giản như đọc, viết và đếm.

Họ lo lắng chuẩn bị chỉ để cung cấp cho con những vật chất phục vụ cho việc học kỹ năng đọc, viết hay toán ở trường. Các kỹ năng học thuật có thể hữu ích, nhưng chúng có xu hướng bị coi trọng quá mức so với những kỹ năng mềm khác hỗ trợ trực tiếp cho quá trình học tập của trẻ.

David Elkind - tác giả cuốn The Hurried Child cho rằng những trẻ em được cho là thành công ở bậc tiểu học là những đứa trẻ có khả năng làm ba việc sau đây: Có thể lắng nghe người lớn và làm theo hướng dẫn; có thể bắt đầu một nhiệm vụ và hoàn thành nó một cách độc lập; và có thể làm việc nhóm.

Nếu được bổ sung vào danh sách các kỹ năng này, tôi sẽ đề nghị: khả năng giải quyết vấn đề, khả năng yêu cầu sự giúp đỡ khả năng kết bạn.

Khả năng giải quyết vấn đề

Vấn đề là tất yếu trong cuộc sống hàng ngày. Sau một tuần, một đứa trẻ có thể quên làm bài tập về nhà, một đứa khác quên học danh sách các từ cho bài kiểm tra chính tả. Nhưng chúng sẽ làm gì để giải quyết vấn đề của mình thay vì ngồi đó lo lắng, hoặc trốn trong nhà vệ sinh khi giáo viên vào lớp?

Đối với nhiều học sinh cấp một, vài tuần đầu ở trường là rất căng thẳng. Là cha mẹ, chúng ta có nhiệm vụ giúp chúng chống lại căng thẳng bằng cách cho chúng nhiều cơ hội để giải quyết các vấn đề hằng ngày một mình. Điều này đòi hỏi ý chí và sự kiềm chế bản thân cao. Nhưng hãy nhắc nhở bản thân rằng mỗi lần giúp con giải quyết vẫn đề sẽ cướp đi của con một cơ hội học tập có giá trị.

Ảnh: channelnewsasia.com

Việc thực hành hàng ngày giải quyết các vấn đề của bản thân, chẳng hạn như học cách lau chùi nước tràn, hoặc xoá một từ sai chính tả, trẻ em tự tin và bắt đầu nhận ra khả năng của chính mình để giải quyết các tình huống mới và khó khăn.

Một cách khác để đào tạo trẻ em để giải quyết vấn đề là đặt chúng vào những kịch bản được tạo ra. Hãy suy nghĩ về các tình huống có thể xảy ra trong trường học, như những điều đã đề cập ở trên, hoặc các ví dụ khác mà bạn có thể sử dụng để dệt một câu chuyện như điều gì sẽ xảy ra nếu con của bạn vô tình bị ướt quần, mất chai nước, hay mấy giày sau khi kết thúc buổi học?

Tạo những câu chuyện thật nhất và gần gũi nhất , sau đó suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết cùng nhau. Hoặc bạn cũng có thể nêu vấn đề và thảo luận với con của bạn. Đặt những câu hỏi như "con nghĩ thế nào là tốt nhất?" và "con nghĩ gì sẽ xảy ra nếu ba/mẹ chọn phương án B?"

Cách tiếp cận giải quyết vấn đề này được bảo vệ bởi nhà tâm lý học Ross Greene, ông đã đặt ra thuật ngữ "giải quyết vấn đề hợp tác". Dự kiến ​​ban đầu để giúp trẻ em và thanh thiếu niên tiếp cận hành vi thách thức. Hiện nay, nó đã được mở rộng để áp dụng cho những học viên khác.

Ảnh: channelnewsasia.com

Khả năng yêu cầu giúp đỡ từ người lớn

Điều này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng hầu hết trẻ em bị ức chế hoặc nhút nhát khi tiếp cận người lớn, đặc biệt với người lạ.

Giúp con của bạn biết rằng các giáo viên và các nhân viên nhà trường khác đang ở đó để chăm sóc và hỗ trợ chứ không chỉ là hướng dẫn và kỷ luật. Đôi khi, một đứa trẻ có thể cảm thấy sợ hãi khi giáo viên được xem là hung dữ hoặc to lớn, điều này làm chúng có xu hương tránh né yêu cầu sự giúp đỡ, ngay cả đối với những vấn đề đơn giản như đi vệ sinh. Đối với các trường hợp như vậy, hãy giải thích cho chúng hiểu rằng một giáo viên đôi khi tỏ ra quyền lực khi nói chuyện với cả lớp, nhất là lúc lớp học bị huyên náo chỉ để giữ trật tự. Điều này không có nghĩa là chúng sẽ bị phạt hoặc bị la mắng nếu như chúng yêu cầu sự giúp đỡ từ giáo viên.

Chỉ cho chúng những cách thích hợp để thu hút sự chú ý từ giáo viên như giơ tay lên và chờ đợi được gọi hoặc sử dụng những từ lịch sự để bắt đầu yêu cầu của mình với "thầy/cô ơi, có thể giúp con..."

Nếu có thể trong quá trình học tập hoặc vào ngày đầu tiên của năm học hãy chỉ cho trẻ những nơi quan trọng như văn phòng y tế để con bạn biết được nơi để đi nếu chúng bị ngã hoặc cảm thấy không khoẻ.

Ảnh: channelnewsasia.com

Khả năng kết bạn.

Tại sao tình bạn lại quan trọng? Và tại sao chúng ta cần phải tích cực dạy con mình cách kết bạn?

Bạn nghĩ rằng tình bạn được hình thành cách tự nhiên với hầu hết trẻ em, nhưng sự thật những hướng dẫn và sự chỉ bảo cụ thể cách kết bạn của ba mẹ là rất cần thiết. Rất hiếm trẻ em tự tin bước tới một người bạn cùng lớp và nói "xin chào, tên tôi là ..."

Tôi quan sát đứa con thứ hai của mình đang chuẩn bị vào lớp một và biết rằng hầu hết trẻ em có cảm giác nhút nhát, không sẵn lòng và  ghét việc đến trường mỗi ngày.

Tôi phỏng vấn một người mẹ và cô ấy đã chia sẻ với tôi một lời khuyên rằng cô đã chuẩn bị cho con gái mình đi học bằng cách dạy con nói lời chào với người đầu tiên ngồi cạnh. Một cách khác để thiết lập tình bạn là yêu cầu giúp đỡ. Một số yêu cầu đơn giản như "Xin chào, xin lỗi tôi không tìm thấy bút chì của tôi. Bạn có thể cho tôi mượn không? "Hoặc" Bạn đã nắm bắt những gì giáo viên nói chúng ta nên mang vào ngày mai? "

Bạn bè giúp cho trẻ có cảm giác gắn bó với trường hơn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em có ý thức gắn kết mạnh mẽ sẽ hạnh phúc hơn và có ít vấn đề hành vi ở trường hơn. Chúng cũng có nhiều động lực để học hỏi và trải nghiệm thành công trong học tập.

Nó cũng làm cho thời gian ở trường trôi qua dễ chịu hơn nhiều khi con của bạn có một người bạn để nói chuyện trong thời gian nghỉ.

Giáo viên cũng đóng một vai trò lớn trong việc hình thành tình bạn ở trường của trẻ thông qua cách đối xử với từng đứa trẻ, cách giảng dạy và nhấn mạnh sự tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ của học sinh.

Viết, đọc, đếm là những kỹ năng cần được trang bị cho học sinh tiểu học. Nhưng khi dành thời gian để đào tạo những kĩ năng này, chúng ta không quên dạy chúng những cách cư xử đơn giản và kỹ năng xã hội.

Những kỹ năng mềm ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên nhân học tập của một đứa trẻ, giúp chúng thích nghi và hòa nhập với môi trường học đường. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp thu của trẻ cho  những năm học tiếp theo.

 

Tác giả: Mỹ Hằng (dịch)

Tin mới trong ngày