5 so sánh kinh điển giữa mắt người và máy ảnh
Toong 01/10/2017 05:30 AM
Đôi mắt của chúng ta được ví như hai chiếc camera tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng. Thế nhưng, rất ít ai hiểu được sự tuyệt vời ấy như thế nào khi đặt nó lên bàn cân cùng với những chiếc máy ảnh hiện đại nhất Thế giới. Hãy cùng tìm hiểu sự đặc biệt của hai chiếc camera này và đưa ra nhận xét công bằng giữa các đặc tính của hai loại “thấu kính” nhé.

1. Độ phân giải

Trên thực tế, mắt người không phải là chiếc máy ảnh, nó đơn thuần chỉ là hai chiếc camera thu và gửi tín hiệu tới não để tạo hình ảnh. Hai camera sẽ làm tăng độ nét và chi tiết của ảnh. Thông thường, mắt chúng ta hầu như có thể nhìn được một góc vuông 90 độ phía trước mặt, tương đương với xấp xỉ 576 megapixels. Camera có độ phân giải lớn nhất được ghi nhận có bộ cảm biến 200 megapixels của chiếc máy ảnh Hasselblad H4D 200MS.

Độ phân giải của mắt thường có thể lên tới 576 MP.
Ảnh: yan.vn

2. IOS

IOS là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh. Số IOS càng nhỏ thì máy ảnh càng ít nhạy với ánh sáng và mịn hơn. Đối với máy ảnh, chỉ số IOS thường thấy là 100; khi phải chụp trong các tình huống cần chụp nhanh hay thiếu ánh sáng, chỉ số ấy có thể lên tới 400 để phù hợp với điều kiện ngoại cảnh và chất lượng ảnh.

Đối với mắt người, chỉ số IOS có thể dao động từ IOS 1 đến IOS 800, tức linh hoạt hơn rất nhiều so với máy ảnh, và chất lượng ảnh tạo ra hoàn toàn tốt, với điều kiện mắt đã thích nghi được với điều kiện ngoại cảnh.

Chỉ số IOS của mắt người dao động từ 1 - 800.
Ảnh: giaobao.com

3. Dynamic Range

Dải tần nhạy sáng (Dynamic Range) là một thuật ngữ trong ngành nhiếp ảnh, được định nghĩa bằng tỷ lệ tín hiệu khả dụng giữa tín hiệu ghi nhận được tối đa với tín hiệu ghi nhận được tối thiểu. Tín hiệu ghi nhận tối đa là tổng tín hiệu mà 1 pixel có thể thu nhận được. Tín hiệu ghi nhận tối thiểu là tín hiệu bị nhiễu khi cảm biến không thể thu nhận 1 phần nào đó của ánh sáng. Như vậy, độ IOS càng cao, dải tần nhạy sáng càng giảm, chất lượng ảnh thấp càng thấp.

Dynamic Range ở người vào khoảng 10.000 đến 1, tức ta có thể nhìn thấy những khung màu từ đen kịt đến trắng toát. Dải tần nhạy sáng này của con người cũng hơn hẳn tất cả các loại máy ảnh số hiện đại trên Thế giới.

Dải tần nhạy sáng của đôi mắt khá rộng so với máy ảnh kỹ thuật số.
Ảnh: exclusivearchitecture.com 

4. Tiêu cự

Tiêu cự của mắt được tính gần như 22.3mm. Trong khi tiêu cự của ống kính chuẩn thông thường là 50mm. Theo đó, ống kính 50mm được coi là chuẩn vì nó cho ta hình ảnh với độ nét và màu sắc gần với hình ảnh được chụp lại bằng mắt thường nhất.

Tiêu cự trung bình của mắt thường là 22.3mm.
Ảnh: lh3.googleusercontent.com

5. Khẩu độ

Khẩu độ là độ lớn của việc mở ống kính khi chụp ảnh để ánh sáng đi vào thân máy, hay độ mở của giác mạc để ánh sáng xuyên qua và truyền tải về não bộ. Nó được tính bằng tỷ lệ giữa tiêu cự và độ mở của mắt (gọi là f - stop). Do đó, f - stop càng nhỏ, độ nét của ảnh càng cao. Mắt thường chúng ta có thể mở to nhất được 7mm tương đương với khẩu độ lý tưởng nhất là 3.2 hay f3.2. Trong khi với một số ống kính zoom tốt thường có khẩu độ là f2.8. Rõ ràng khẩu độ của mắt thường sẽ lớn hơn máy ảnh chuyên nghiệp, hay nói cách khác, độ sắc nét sẽ kém hơn so với camera chuyên dụng.

Khẩu độ của mắt lớn hơn so với ống kính zoom tốt.
Ảnh: zshop.vn

 

Author: Toong

News day