5 điều cần biết về lễ Vu Lan
Mia (Tổng hợp) 09/04/2017 12:30 PM
Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

1. Đốt vàng mã trong lễ Vu Lan 

Ảnh: muabanvangma.com

Nhiều người quan niệm “trần sao âm vậy” nên đã mua rất nhiều vàng mã với đầy đủ nhà cửa, xe cộ, người giúp việc, tiền, vàng… để dâng người cõi âm khi cúng lễ Vu Lan. Tuy nhiên, theo sư thầy ở các chùa, Rằm tháng bảy không nên đốt quá nhiều vàng mã. 

Như vậy, khi cúng lễ Vu Lan, bạn không nên dành quá nhiều tiền bạc, công sức để chọn mua vàng mã, bởi điều đó chưa hẳn đã tốt. 

Đại đức Thích Đức Thiện, Trụ trì chùa Phật Tích ở Bắc Ninh cũng khuyên rằng: “Kinh Phật không dạy phật tử đốt nhiều vàng mã. Tuy nhiên, đốt vàng mã là nhu cầu tâm linh có từ lâu đời, nên giáo lý Phật giáo chỉ hướng dẫn, giải thích để phật tử giác ngộ bản thân mà hạn chế dần, giảm thiểu thiệt hại về môi trường và kinh tế, lưu giữ nét nhân văn trong văn hoá ngày Rằm tháng bảy.”. 

Như vậy, khi cúng lễ Vu Lan, bạn không nên dùng quá nhiều tiền bạc, công sức để chọn mua vàng mã, bởi điều đó chưa hẳn đã tốt. Chỉ nên mua vừa đủ để thực hiện nghi lễ mà thôi.

2. Cầu siêu và phóng sinh

Ảnh: znews-photo-td.zadn.vn

Mỗi mùa Vu Lan, ngoài việc cúng Vu Lan, các chùa đều làm lễ cầu siêu, phóng sinh để thể hiện sự từ bi nhằm cứu khổ, cứu nạn cho các sinh linh. Bạn có thể đến các chùa để làm lễ cầu siêu cho người thân trong gia đình và các vong linh khác. 

Việc cầu siêu và phóng sinh sẽ giúp bạn cảm thấy thanh thản trong tâm hồn. Việc này cũng là một cách tích góp công đức cho bản thân và gia đình. 

Sư thầy Thích Đàm Trung (chùa Phổ Linh, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, việc phóng sinh phải do thành tâm làm phúc, cứu khổ, cứu nạn và được làm trong hoàn cảnh ngẫu nhiên, không phải là dịp định sẵn. Việc phóng sinh cũng cần vô tư trong sáng và được thực hiện quanh năm chứ không chỉ vào Rằm tháng bảy. 

3. Ăn chay báo hiếu ngày lễ Vu Lan 

Ảnh: files.tamsugiadinh.vn

Theo Đại đức Thích Như Hải Hòa (chùa Phúc Khánh, Hà Nội), mùa Vu Lan ăn chay cũng là một hành động báo hiếu, báo ân. Ăn chay là không ăn thịt cá, không giết hại động vật, chúng sinh là một hình thức từ bi, đem tâm đức đó báo hiếu cho cha mẹ. Ăn chay trong chùa, ngoài đời như nhau, cũng đều là làm việc thiện. Bạn có thể lựa chọn ăn chay trong ngày cúng lễ Vu Lan, ăn chay mỗi tuần 1 ngày hoặc ăn chay mỗi tuần vài ngày… Theo giáo lý đạo Phật, ăn chay càng thường xuyên thì công đức càng tích góp được nhiều.

4. Dâng gia tiên 

Ảnh: chuaphuclam.vn

Theo các sư thầy, cúng lễ Vu Lan không hạn chế trong ngày Rằm tháng bảy, mà có thể kéo dài từ ngày 1/7 Âm lịch đến hết tháng 7 Âm lịch, miễn là chọn vào ngày phù hợp và thuận tiện cho cả gia đình sum họp. 

Khi cúng lễ Vu Lan tại nhà, đầu tiên cần cúng gia tiên vào ban ngày, rồi làm lễ phóng sinh, sau đó thì cúng chúng sinh cho các vong linh không nơi nương tựa, không nhất thiết phải vào buổi tối, có thể cúng ngay sau khi phóng sinh. 

Mâm cỗ cúng chúng sinh nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ bởi cúng chúng sinh là hành động bố thí, chia sẻ sự đau khổ cho các chúng sinh bị đói khát, bơ vơ lâu không siêu thoát nên nếu đặt lễ cúng trong nhà thì quan thần linh và tổ tiên các nhà sẽ không cho phép. 

5. Những lưu ý khi cúng lễ Vu Lan

Ảnh: media.doisongphapluat.com

Nhiều gia đình có quan niệm, khi cúng lễ Vu Lan, mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết cách mời đi, nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy phá gia chủ. Nếu không muốn cúng chúng sinh tại nhà thì bạn có thể cúng tại chùa, tất cả các chùa dịp Vu Lan đều làm lễ cúng cô hồn. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn nên làm lễ Vu Lan ở các chùa trước, bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt. Sau đó mới làm lễ Vu Lan tại nhà.

Sư thầy Thích Đàm Trung (chùa Phổ Linh, Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng đạo Phật thường giữ giới, không sát sinh nên thường cúng lễ chay.

Nhưng người thường thì cúng chay hay mặn đều được. Vu Lan là lễ cầu siêu báo hiếu cha mẹ, tất cả hài hòa không bắt buộc phải thế này thế kia. Nhưng tốt hơn cả, khi cha mẹ, ông bà còn sống thì con cái nên chăm sóc sức khỏe, lo miếng ăn, giấc ngủ, đôi khi là cái nắm tay, lời nói trìu mến, lời xin lỗi,... để thể hiện hiếu lễ của người con với cha mẹ sẽ có ý nghĩa gấp trăm ngàn lần việc dâng mâm cao cỗ đầy cho người đã khuất.

Theo: Web Trẻ Thơ

Author: Mia (Tổng hợp)

News day