5 loài quái vật biển thực sự có tồn tại trên Trái đất
Mây 03/14/2017 05:00 PM
Từ xa xưa, biển cả đã luôn là một bí ẩn lớn thách thức nhân loại. Những loài thủy quái truyền thuyết gợi cho người ta niềm đam mê khám phá xen lẫn nỗi sợ hãi. Và khi thực sự bắt gặp những sinh vật biển kỳ dị, bạn sẽ làm gì?

1. Physalia physalis

Sứa Physalia physalis.
Ảnh: s-media-cache-ak0.pinimg.com

Sinh vật có bề ngoài giống sứa này có thể được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Physalia physalis có nọc độc khá mạnh chứa trong những xúc tu. Mặc dù có hình dạng trong suốt như vậy, nhưng nó không phải là sứa, mà là một quần thể do nhiều cá thể hợp thành, tuy nhiên mỗi cá thể trong bầy cũng không thể sống sót độc lập. Với vẻ ngoài khá ghê rợn Physalia physalis làm người ta liên tưởng tới sinh vật ngoài hành tinh hay một loài thủy quái.
2. Trunko lông lá

Ảnh: img15.deviantart.net

Trunko là một sinh vật hy hữu được nhìn thấy duy nhất tại Margate, Nam Phi vào ngày 25/10/1924. Theo đó, loài động vật giống cá, nhưng mình đầy lông này đã đánh nhau với hai con cá voi sát thủ trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Nó sử dụng đuôi để tấn công hai kẻ ăn thịt, và thường xuyên nhảy lên khỏi mặt nước tới 6 m.
Sau khi thua trận, xác của sinh vật này đã dạt vào bờ biển Margate. Những người chứng kiến miêu tả lại Trunko như sau: một sinh vật có mình voi, lông trắng muốt, đuôi như đuôi tôm. Sự tồn tại của Trunko vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, khi một số học giả cho rằng Trunko chỉ là một con cá voi hay cá nhám.
Hình ảnh xác một quái vật đầy lông lá trôi dạt vào bở biển Philippines hôm 22/2 vừa qua.
3. Regalecidae (cá cờ mặt trăng)

Ảnh: fishesofaustralia.net.au

Regalecidae hay cá cờ mặt trăng là một loài cá mình dẹt, một số con có thể dài đến 11m. Đây là loài cá có xương dài nhất thế giới và thường được tìm thấy ở độ sâu gần 1km. Cá Regalecidae rất hiếm thấy, và người ta thường chỉ tìm thấy xác của loài sinh vật này trôi dạt vào bờ sau những cơn bão lớn. Bởi vậy, chúng trở thành đề tài cho nhiều truyền thuyết về rồng. Cá Regalecidae sinh sống ở sâu dưới lòng biển, và chỉ khi rất yếu hoặc sắp chết, chúng mới nổi lên mặt nước.
4. Thủy quái đầu thú

Ảnh: imagecdn.vtc.vn

Năm 2013, người dân sống gần bờ biển vịnh Plenty, New Zealand, đã phát hiện phần đầu giống thú của xác một con quái vật trôi dạt vào bờ sau vài trận bão. Phần thân dưới của con vật này bị thối rữa nhiều và vùi lấp dưới cát. Ước tính, cái xác dài 9m và nặng khoảng 4,5 tấn. Người dùng YouTube là Elizabeth Ann đã quay lại toàn cảnh cái xác và đưa đoạn phim lên trên mạng.
5. Rồng biển

Ảnh: blogtuche.com

Xác một con vật kỳ quái đã trôi dạt vào bờ biển Villaricos, tỉnh Almería, Tây Ban Nha, vào tháng 8/2013. Sinh vật này có mình dài 4m, có sừng. Một số người gọi nó là thủy quái, số khác lại cho rằng đây là một con cá biến dị. Các nhà sinh vật học thì cho rằng đây có thể là loài cá Stomiidae hoặc Regalecidae sinh sống dưới biển sâu. Tuy nhiên, cả hai loài này đều không có sừng, và hình dạng của chúng cũng không giống với cái xác của loài sinh vật kỳ quái.

Author: Mây

News day