Sự bảo thủ của Conte
Trận hòa nhạt nhòa trước Everton hồi cuối tuần khiến cho khoảng cách giữa đội đầu bảng Man City và nhà đương kim vô địch đã lên đến 16 điểm. Cơ hội để “The Blues” bảo vệ ngai vàng gần như là không còn. Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho việc tụt dốc của Chelsea, nhiều người đổ lỗi cho sự cứng nhắc của Antonio Conte. Việc Morata bị cấm thi đấu vì lý do trời hỡi khi nhét quả bóng vào bụng và mút tay để ăn mừng vợ mang thai đứa con đầu lòng. Pha ăn mừng bàn thắng tưởng chừng như vô hại ấy khiến Morata không thể góp mặt trong chuyến làm khách tại Goodison Park do đã lãnh đủ 5 thẻ vàng.
Tuy nhiên thay vì sử dụng Michy Batshuayi ngay từ đầu cho vị trí tiền đạo cắm, Conte lại để cho Eden Hazard hoạt động như một tiền đạo ảo. Điều đó khiến cho Chelsea gặp phải vô vàn khó khăn trong việc khai thông thế bế tắc, khi mà họ không có một trung phong cắm đích thực trên sân. Mãi cho đến những phút cuối Batshuayi mới được tung vào sân nhưng sự gỡ gạc đó là quá muộn để cứu rỗi cho sai lầm của Conte.
Không biết vì lý do tại sao, từ khi đặt chân đến Stamford Bridge, “Batman” bị Conte “ghẻ lạnh” một cách khó hiểu. Đó là một sự lãng phí khi để có được sự phục vụ của tiền đạo người Bỉ, Chelsea đã bỏ ra con số 35 triệu bảng và có cảm giác như kể từ thời điểm đó năng lực của cầu thủ này chưa bao giờ được khai thác triệt để.
Có lẽ vẫn còn một góc khuất đâu đó trong mối quan hệ này, chẳng hạn như việc thái độ trong tập luyện và sinh hoạt của tiền đạo này có vấn đề. Nhưng không chỉ riêng trường hợp của Batshuayi, hẳn là trong lúc bế tắc như trong trận đấu với Everton các “True Blues” sẽ rất nhớ Diego Costa. Đến lúc này, vụ để Costa quay lại Atletico Madrid vẫn là một dấu chấm hỏi lớn trong cách dùng người của Conte.
Những rối ren nội bộ
Thế nhưng Conte khó hiểu một thì ban lãnh đạo Chelsea khó hiểu mười, nhất là trong chính sách chuyển nhượng. Họ liên tục “bán máu” cho những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình, từ vụ Petr Cech sang Arsenal thay vì thi đấu cho một câu lạc bộ ngoài nước Anh đến vụ chuyển nhượng không tưởng khi để Matic qua MU một cách quá dễ dàng hồi hè.
Điều đó khiến cho các huấn luyện viên từ Mourinho đến Conte cảm thấy vô cùng khó chịu, họ dường như bị cho ra rìa trong việc chuyển nhượng. Không dưới một lần chiến lược gia người Ý phàn nàn trước giới truyền thông về vấn đề này.
Mới đây nhất cựu huấn luyện viên Juventus tiếp tục bày tỏ mong muốn được tham gia nhiều hơn vào kế hoạch chuyển nhượng của đội bóng: “Vào tháng Giêng tới đây, tôi sẽ có ý kiến về chính sách và các mục tiêu chuyển nhượng Chelsea mặc dù Ban lãnh đạo vẫn là những người ra quyết định cuối cùng. Chúng tôi sẽ cùng đồng lòng để giải quyết vấn đề này, với trách nhiệm cần được chia đều cho tất cả.”
Phải nhớ rằng mùa giải thảm họa 2015 - 2016, tình cảnh của Chelsea khi ấy là vô cùng bi đát và những gì diễn ra khi đó cũng có phần tương tự như điều mà Conte đang phải đối diện. Những lục đục nội bộ, từ vụ lùm xùm giữa huấn luyện viên đương nhiệm khi ấy là Mourinho với nữ bác sĩ của đội là cô Eva Carneiro ngay trong trận đấu mở màn mùa giải. Các trụ cột lần lượt sa sút khó hiểu, thậm chí là có dấu hiệu cố tình “đâm sau lưng” huấn luyện viên trưởng.
Đến việc bất đồng giữa ban lãnh đạo và ban huấn luyện trong những kế hoạch chuyển nhượng khiến lực lượng của "The Blues" khi ấy là khá mỏng. Họ không có phương án thay thế khi những trụ cột xuống phong độ khiến các cầu thủ như bị vắt kiệt sức hoặc bất mãn và không thi đấu hết mình. Để rồi cuối mùa vất vả lắm Chelsea mới cán đích ở vị trí thứ 10.
Mùa giải hiện tại, Conte cũng đang cho thấy sự máy móc trong việc sử dụng các tiền đạo, nó khiến các cầu thủ khác cảm thấy khá bất mãn và gần đây nhất thủ thành Thibaut Courtois cũng đã lên tiến ám chỉ điều đó sau trận hòa không bàn thắng trước Everton.
Ngoài Hazard, Chelsea năm thứ 2 dưới thời Conte như đang sống trong hơi thở của hội đồng hương Tây Ban Nha. Phong độ của Azpilicueta, Alonso, Fabregas hay Pedro đang gần như quyết định màu giải năm nay của đội bóng thành London. Nhưng điều đó cũng chính là con dao hai lưỡi nếu một vài người trong số họ cảm thấy không hài lòng với chiến thuật của Conte.
Nếu không sớm thu xếp những rối ren nơi mối quan hệ giữa Ban lãnh đạo với huấn luyện viên và giữa huấn luyện viên với các cầu thủ. Cùng với đó là phải sớm thức tỉnh và đừng tiếp tục dại dột khi tỏ ra “mát tay” vô tội vạ với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, lúc đó mới mong vương triều mang tên “The Blues” sẽ trở lại trong tương lai.
Ethan Ampadu - tương lai mới của Chelsea
Ricardo Kaká: Và Chúa đã tạo ra một thiên thần…
Ricardo Kaká: Và chúa đã tạo ra một thiên thần…
Marco Reus: Chàng “Hoàng tử” vùng Ruhr với cái gót…
Mohamed Salah: Cậu bé mít ướt giờ đã là Pharaoh…
Tinh thần Đức ở Liverpool
“Gã hói Zidane chỉ là tay mơ được mùa?”
John Terry và bản giao hưởng dang dở Stamford Bridge
Marcelo: Nụ cười hiền xua đi nỗi nhớ Roberto Carlos…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX