Triều Tiên đã bày tỏ thái độ tức giận trước các cuộc tập trận thường niên của quân đội Mỹ - Nam Hàn (Hàn Quốc) trong tháng 8 và đỉnh điểm của sự tức giận này là tuyên bố đã lên kế hoạch phóng 4 quả tên lửa về phía đảo Guam, nơi Mỹ đang giữ nhiều máy bay ném bom hạt nhân và khoảng 7.000 binh lính.
Một vài ngày trước đó, Triều Tiên phóng tên lửa tầm ngắn, khi cuộc tập trận chung hàng năm giữa Mỹ và Hàn Quốc đang diễn ra. Sự khiêu khích đó đã bị cho qua. Sáng 29/8, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo tầm trung bay qua lãnh thổ Nhật Bản từ vùng lân cận Sunan ở Bình Nhưỡng, đi được khoảng hơn 2.700 km trước khi lao xuống biển, cách phía đông của Mũi Erimo ở Hokkaido khoảng 1.180km về phía đông và đạt độ cao khoảng 547 km. Trước đó, Nhật Bản tuyên bố sẽ bắn hạ bất kỳ tên lửa nào đi qua lãnh thổ nước này nhưng tên lửa sáng nay của Triều Tiên vẫn bay qua một cách dễ dàng. Vụ việc này cũng trùng khớp với quãng thời gian hoàn thành Northern Viper, cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Nhật tại Hokkaido.
Theo nhà báo Philip Williams (Australia), tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên được phóng trong ngày 29/8 có lẽ là một trong những tên lửa Hwasong-12 mới mà Bình Nhưỡng đã đe dọa bắn tới Guam.
Đây là lần đầu tiên Triều Tiên phóng tên lửa qua không phận Nhật Bản kể từ năm 2009. Vụ phóng đã làm rung chuyển Nhật Bản, chính quyền hốt hoảng cảnh báo người dân “hãy sơ tán đến những tòa nhà, hay tầng hầm vững chắc, kiên cố”. Ngoài việc đặt một số khu vực vào trong tình trạng báo động cao và tiến hành họp an ninh khẩn, quân đội Nhật Bản cũng chuẩn bị tiến hành một cuộc diễn tập triển khai các đội phòng thủ tên lửa tại ba căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trong một tuyên bố mới đây tiết lộ rằng Tokyo đã phát hiện tên lửa, nhưng quyết định không bắn hạ vì quỹ đạo bay của quả tên lửa rõ ràng không nhằm vào lãnh thổ Nhật nhưng cũng coi đây là “một mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có”.
Về phía Hàn Quốc, nước này cũng nhanh chóng đáp trả hành động khiêu khích mới nhất của nước láng giềng bằng việc tiến hành một cuộc tập trận dùng đạn thật với những quả bom có sức hủy diệt kinh hoàng. 4 chiếc tiêm kích F-15 của Hàn Quốc đã thả 8 quả bom MK-84, xóa sổ gọn nhẹ hàng loạt mục tiêu tại thao trường Pilseun thuộc tỉnh Gangwon, phía đông Hàn Quốc. Mỗi quả bom này có sức nổ lên tới 1 tấn. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên sẽ phải đối mặt với sự trả đũa mạnh mẽ của liên minh Mỹ - Hàn nếu tiếp tục khiêu khích bằng hạt nhân và tên lửa. Bộ này cũng kêu gọi Bình Nhưỡng chấp nhận các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của mình, và chấp nhận rằng từ bỏ tham vọng hạt nhân là cách duy nhất để đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế.
Sau đó vài giờ, Hàn Quốc đã công bố một đoạn phim cho thấy vụ thử tên lửa đạn đạo mới của nước này. Đoạn video dài 86 giây cho thấy cảnh thử một tên lửa đạn đạo có tầm bắn 500 km với đầu đạn được cải tiến và một tên lửa đạn đạo có tầm bắn 800 km.
Trong khi đó, tình báo Mỹ cũng khẳng định đã phát hiện ra tên lửa vài giờ trước khi phóng sau khi phát hiện các động thái lạ từ bãi phóng Sunan. Tuy nhiên, cũng như Nhật Bản, Washington không bắn hạ tên lửa Triều Tiên vì nó không đe dọa tới khu vực Bắc Mỹ.
Ngay trong ngày 29/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhóm họp nhằm phản ứng với vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Tại cuộc họp, Mỹ đã đề xuất Hội đồng Bảo an nhất trí về một tuyên bố lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, kêu gọi "tất cả các nước thực hiện chặt chẽ, đầy đủ, và nhanh chóng" các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng.
Dự thảo tuyên bố nói trên cũng yêu cầu Triều Tiên từ bỏ tất cả các chương trình hạt nhân hiện có và vũ khí hạt nhân "một cách hoàn toàn, có thể xác minh và không thể đảo ngược", không tiến hành thêm bất cứ vụ thử nghiệm hạt nhân hay có hành động gây hấn nào, và từ bỏ các vũ khí hủy diệt hàng loạt hiện có khác.
Ngoài chương trình tên lửa hạt nhân Triều Tiên đang sở hữu họ còn có lực lượng pháo binh cỡ lớn và hệ thống phóng hỏa lực với số lượng rất lớn, quy mô hàng đầu thế giới. Hiện tại Triều Tiên có khoảng 12.000 hệ thống pháo khác nhau và khoảng 2.300 hệ thống phóng hỏa lực. Chúng được phân bố đều trong thành phần các lực lượng.
Vụ phóng tên lửa là bằng chứng cho thấy Triều Tiên coi thường sự phản đối của cộng đồng quốc tế, trong đó có các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và là lời khiêu khích, sẵn sàng đối đầu với Mỹ.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX