Cũng trong cuộc họp báo, ông Mattis cũng nói thêm rằng Washington đang làm việc với phối hợp với cộng đồng quốc tế để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên.
Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Mattis nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo ra áp lực quốc tế tương tự với điều chúng tôi đang cố gắng làm về vấn đề này. Nếu điều này đi tới một giải pháp quân sự, nó sẽ bi kịch trên một quy mô không thể lường trước được. Do vậy, chúng tôi nỗ lực làm việc với Liên hợp quốc, với Trung Quốc, với Nhật Bản và với Hàn Quốc để cố gắng tìm ra giải pháp cho tình hình hiện nay".
Những lời phát biểu của ông Mattis được xem là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ tìm cách để lựa chọn những giải pháp thay thế, các khả năng đàm phán trước khi chuyển sang hành động quân sự nhằm khuất phục Bình Nhưỡng ngừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi.
Tuy nhiên, cùng ngày Phó Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim In-ryong đã bác bỏ mọi lời kêu gọi từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, kể cả là lời kêu gọi từ Trung Quốc và cho rằng họ đang tự vệ hợp pháp. Phát biểu trước báo giới, ông Kim In-ryong khẳng định nước này sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh hạt nhân, chừng nào Mỹ vẫn theo đuổi "chính sách thù địch" chống lại Bình Nhưỡng.
Phó Đại sứ Triều Tiên nhấn mạnh rằng những chính sách thù địch của Mỹ là "nguồn gốc của mọi vấn đề", nếu Mỹ muốn hòa bình trên bán đảo Triều Tiên thì phải đưa ra một thỏa thuận hòa bình khác thay thế cho Thỏa thuận đình chiến, vốn dẫn đến việc kết thúc Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953.
Bất chấp lệnh cấm vận của Liên hợp quốc và sức ép từ cộng đồng quốc tế, Bình Nhưỡng tiếp tục thử nghiệm một tên lửa đạn đạo và nghiên cứu chương trình hạt nhân. Cho đến nay Bình Nhưỡng đã phát triển được tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công vào đất liền Mỹ.
Tuyên bố của ông Mattis tương tự những lời cảnh báo gay gắt trong thời gian gần đây của giới chức cấp cao Mỹ sau khi Mỹ đưa tàu tác chiến tới gần bán đảo Triều Tiên, khẳng định phương án tốt nhất cho vấn đề Triều Tiên là tìm ra một giải pháp hòa bình.
Ngay chính bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói rằng, “xung đột lớn” với Triều Tiên là hoàn toàn có thể xảy ra, song ông vẫn ủng hộ các biện pháp ngoại giao nhằm buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo gây tranh cãi.
Các quan chức Mỹ cho rằng, dù có thể phớt lờ sức ép quốc tế, nhưng Trung Quốc có thể gây sức ép phần nào với Triều Tiên.
Mỹ hiện có 28.500 lính tại Hàn Quốc để chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên và đã kêu gọi Trung Quốc làm nhiều hơn để kiềm chế nước láng giềng.
Sự kiện bác sĩ người Việt bị kéo lê khỏi…
Tổng hợp các hình ảnh về bão Harvey trong vài…
Tin nóng: Bão Harvey quay lại, Houston thất thủ trước…
Tin cộng đồng: Một người đàn ông gốc Việt ở…
Vụ "United Airlines": Khi cộng đồng giận dữ lên tiếng
Tưng bừng lễ hội văn hoá châu Á Plano AsiaFest…
Tuần hành phản đối súng đạn của học sinh sau…
Bác sĩ gốc Việt bị bắn chết tại nhà ở…
Cảnh sát Mỹ ra khuyến cáo đặc biệt về "chú…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX