Người phát ngôn Nội các Sri Lanka Gayantha Karunatileka nói: "Tổng thống đã cách chức ông Wijeyadasa Rajapakshe vì vi phạm trách nhiệm tập thể của Nội các thông qua việc chỉ trích thỏa thuận cho thuê cảng Hambantota".
Sau quyết định của Tổng thống, ông Rajapakshe tuyên bố với truyền thông rằng ông bị sa thải vì phơi bày sự vi phạm Hiến pháp của Nội các khi nhất trí với thỏa thuận cho Trung Quốc thuê 70% cảng ở cực Nam quốc đảo này, với thời hạn 99 năm.
Trước đó, Đảng Quốc gia Thống nhất (UNP) của Tổng thống Sirisena đã đề nghị loại bỏ ông Rajapakse khỏi văn phòng với cáo buộc không làm tròn trách nhiệm bằng cách chỉ trích thỏa thuận và chính sách của chính phủ cũng như đồng nghiệp. Một số Đảng viên cũng cáo buộc ông đã dùng quyền lực của mình trì hoãn việc truy tố hơn 100 cựu nhân viên của chính phủ bị cáo buộc tội giết người và tham nhũng dưới thời Tổng thống Mahinda Rajapakse, người lãnh đạo Sri Lanka gần một thập kỷ cho đến năm 2015 và kết thúc chiến tranh với những người ly khai Tamil.
UNP yêu cầu ông Rajapakse đính chính lại tuyên bố của mình trong ngày 21/8 nhưng ông không thực hiện, trái lại còn tiếp tục chỉ trích các Bộ trưởng và chính sách của Tổng thống Sirisena vào cuối tuần qua.
Hồi tháng 7, Sri Lanka ký thỏa thuận bán 70% cổ phần cảng biển Hambantota chiến lược trị giá 1,5 tỉ USD cho Tập đoàn nhà nước China Merchant Port Holdings (CMPort) của Trung Quốc trong thời hạn 99 năm để lấy tiền trả khoản vay từ Bắc Kinh khi Colombo bắt đầu xây cảng.
Cảng Hambantota - nhìn ra Ấn Độ Dương, có vị trí đắc địa trong phạm vi 10 hải lý của tuyến vận tải chính từ châu Á đến châu Âu - dự kiến đóng vai trò quan trọng trong sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc nhằm kết nối các cảng, đường bộ giữa Trung Quốc và châu Âu. China Merchants cho biết cơ sở này sẽ được phát triển thành "một cảng công nghiệp và dịch vụ lớn".
Ông Rajapakshe cho rằng quyết định này giống như việc bán tài sản quốc gia. Ngoài việc lên án thỏa thuận, ông Rajapakse còn tuyên bố sẽ "lấy lại cảng biển này vì lợi ích của Sri Lanka".
Trước khi đạt được thỏa thuận bán cảng Hambantota cho Trung Quốc, chính phủ Sri Lanka đã gặp phải làn sóng phản đối khá lớn trong nước. Nhiều người Sri Lanka đã xuống đường biểu tình vì sợ mất đất. Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho rằng thỏa thuận là cần thiết trong bối cảnh việc xây dựng cảng dẫn đến khoản nợ 300 triệu USD.
Trong khi đó, các chính trị gia phe đối lập đã tuyên bố việc chuyển đất sang Trung Quốc là một nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Các quan chức Sri Lanka từng nhiều lần trấn an rằng vấn đề an ninh ở cảng Hambantota sẽ được Colombo xử lý thỏa đáng nhằm đánh tan nghi ngờ Bắc Kinh sẽ sử dụng nó như một căn cứ quân sự. Thỏa thuận cũng nói rõ hải quân Sri Lanka sẽ chịu trách nhiệm về an ninh ở cảng Hambantota.
Thậm chí để thỏa thuận này được thực hiện, Tổng thống Sirisena đã phải điều chỉnh nội các, đưa ông Mahinda Samarasinghe vào vị trí Bộ trưởng cảng vì người giữ vị trí này trước đó phản đối quyết liệt việc bán cảng cho Trung Quốc.
Ấn Độ và Mỹ cũng tỏ ra lo ngại khi một chỗ đứng của Trung Quốc tại cảng Hambantota có thể mang lại cho nước này một lợi thế hải quân ở Ấn Độ Dương.
Trung Quốc cũng đã được mua cổ phần các dự án bến cảng khác ở Myanmar, Pakistan và Sudan, làm gia tăng ý kiến cho rằng Bắc Kinh có mục đích thiết lập một loạt các căn cứ, hoặc "chuỗi hạt ngọc trai", từ Trung Đông đến Trung Quốc.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX