Ngày 06.05.2017, anh Trần Khắc Đạt (33 tuổi, trú phường Vinh Tân, thành phố Vinh, Nghệ An) đã phải “tự nguyện” nộp 2 triệu đồng cho Quỹ Dân số Kế hoạch hoá gia đình để được làm khai sinh cho đứa con thứ 3. Anh cho biết, ngày 05.05 mẹ anh có đến uỷ ban phường Vinh Tân để làm thủ tục đăng kí khai sinh cho cháu, nhưng không thành vì bà không mang theo tiền nộp.
Theo anh Đạt: “Tôi có hỏi, nếu tôi không nộp 2 triệu đồng đó thì có ảnh hưởng gì không? Cán bộ phường nói vẫn đăng ký khai sinh cho cháu nhưng lúc nào anh thực hiện nghĩa vụ thì mới trả quyền lợi cho anh”, và quyền lợi ở đây chính là giấy khai sinh của con. Việc này khiến anh bức xúc vì anh chưa bao giờ được tuyên truyền phải nộp phạt vỡ kế hoạch hoá.
Theo bà Dương Thị Bích Ngọc - viên chức Dân số Kế hoạch hoá gia đình phường Vinh Tân - việc nộp phạt này là đúng theo Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An số 170 ngày 10.7.2015 và Quyết định số 43 ngày 21.8.2015 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An. Và đây là khoản tiền vận động bà con “tự nguyện” nộp khi sinh con thứ 3. Bà con cũng khẳng định vẫn con nhiều mâu thuẫn trong việc thu tiền.
Ông Nguyễn Hà Giang - cán bộ tư pháp phường Vinh Tân - phủ nhận việc dùng chế tài để thu khoản tiền “tự nguyện” nộp này, và rằng ban Tư pháp phường vẫn đăng ký, trả giấy khai sinh dù dân chưa nộp tiền vi phạm chính sách dân số.
Nhiều gia đình tại xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An cũng đã phải đóng khoản tiền “tự nguyện” này khi làm giấy khai sinh cho con thứ 3. Bà Kiều Thị Huệ - Trưởng phòng Hành chính Tư pháp - Sở Tư pháp Nghệ An khẳng định, nếu không làm giấy khai sinh cho các em là lỗi của cán bộ tư pháp, hộ tịch; và trước đó Sở Tư pháp Nghệ An cũng từng ra văn bản chấn chỉnh các địa phương yêu cầu nộp 2 triệu mới được làm giấy khai sinh cho con thứ 3.
Trước đó, một giáo viên ở Nghệ An, ông Hoàng Văn Biên, đã đệ đơn khởi kiện Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu vì hành vi ban hành quyết định thuyên chuyển vị trí công tác trái luật vào ngày 10.08.2016.
Lý do của quyết định thuyên chuyển này là do ông có con thứ 3. Tháng 01.2016, quyết định được ban hành bởi Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu, chuyển ông Biên từ tiểu học An Hòa về trường Quỳnh Tân A với thời hạn 5 năm.
Ông Biên cũng khiếu nại về hoàn cảnh khó khăn do bệnh tật, con nhỏ thường xuyên đau ốm, có công đi bộ đội 3 năm, công tác tại xã miền núi 9 năm. Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng không đồng tình với quyết định thuyên chuyển này, với khẳng định không có cơ sở pháp lý.
Ông Biên, sau khi làm việc với Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu, muốn về làm việc tại trường cũ. Nhưng chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu, ông Hoàng Danh Lai, vẫn bảo lưu quan điểm, không chấp nhận yêu cầu này.
Các giáo viên khác tại nhiều địa phương tại Nghệ An cũng chịu các khiển trách, không xếp thi đua, kéo dài thời hạn nâng lương, bị chuyển về vùng khó khăn khi sinh con thứ 3.
Vụ Hiệu phó bị tố dùng clip sex tống tình…
Hà Nội: 2 cặp đôi ngủ chung giường, án mạng…
Chiêu trò lừa đảo lại xuất hiện trên Facebook
Petrolimex treo băng rôn ủng hộ hàng Việt Nam và…
Hải Phòng: Con nghiện dùng dao uy hiếp mẹ đẻ…
Rớt công chức vẫn lên chức phó phòng
Tổng hợp 24h: Bị từ chối Visa đi Mỹ, cậu…
Tin tức Việt Nam ngày 4/10/2018: Người đàn ông bị…
Tổng hợp 24h: Hà Nội xây nhà hát Hoa Sen…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX