Kỳ 3: Vị trí Small Forward
Small Forward (tiền phong phụ) là vị trí được đánh dấu số 3 trên sa bàn của các huấn luyện viên. Đây là vị trí được xem như chất keo gắn kết cả đội bóng và đa năng nhất trong số năm vị trí trên sân. Các SF cũng chơi ở vòng ngoài như SG nhưng có xu hướng gần rổ hơn. Họ thường sở hữu chiều cao và thể hình tốt hơn SG, một số thậm chí có chiều cao không kém các Power Forward (PF) nhưng vẫn sở hữu tốc độ và sức bật không kém gì các SG. Khi đội bóng sử dụng đội hình small-lineup, các SF thường được đẩy vào chơi ở vị trí PF hoặc thậm chí là trung phong.
Vai trò của các SF là cực kỳ rộng và được quyết định bởi phong cách của cầu thủ cũng như yêu cầu của các huấn luyện viên trong hệ thống phòng thủ hoặc tấn công của từng đội bóng. Với chiều cao tốt nhưng cũng không kém phần nhanh nhẹn nên phong cách thi đấu của các SF cũng cực kỳ đa dạng. Hãy cùng điểm qua những phong cách SF đang thịnh hành tại giải bóng rổ NBA thời điểm hiện nay.
1. Scoring Small Forward
Cũng như tất cả các vị trí khác trên sân, vị trí SF hoàn toàn có thể là cây ghi điểm chính trong hệ thống tấn công của một đội bóng. Với lợi thế về chiều cao và sức mạnh so với SG nhưng lại không kém phần tốc độ, các chủ công chơi ở vị trí SF cũng rất thịnh hành ở các đội bóng tại NBA hiện nay. Những Scoring SF thường sở hữu những kỹ năng ghi điểm đa dạng hơn so với Scoring Guard. Họ có thể ném tầm xa và trung bình không kém gì các SG, có thể đột phá nhờ vào tốc độ nhưng cũng có thể ghi điểm gần rổ bằng những pha post up (đè người để dẫn hoặc ném bóng) nhờ vào thể hình tương đối tốt của mình. Có thể nói những Scoring SF là phiên bản nâng cấp của Scoring SG với khả năng càn lướt và chơi low post (post up ở khu vực gần rổ).
Trước khi có sự xuất hiện của 2 siêu PG Westbrook và Steph Curry, các Scoring SF chính là những người thống trị danh hiệu Scoring Champion (danh hiệu dành cho cầu thủ ghi điểm trung bình nhiều nhất một mùa giải) của giải bóng rổ NBA. Kể từ năm 2007 đến năm 2014, đã có 6 trên 7 lần danh hiệu này thuộc về những Scoring SF, trong đó có 4 danh hiệu của Kevin Durant và 2 danh hiệu chia đều cho Carmelo Anthony và LeBron James.
2. Point Small Forward
Cụm từ “Point Forward” lần đầu tiên xuất hiện tại vòng Play-off năm 1984. Khi đó, huấn luyện viên Don Nelson của Milwaukee Bucks đã chỉ định SF Marques Johnson làm cầu thủ tổ chức lối chơi của Bucks sau khi Point Guard Nate Archibald bị chấn thương. Johnson sau đó đã trả lời: “Được thôi, tôi sẽ thay thế Point Guard. Tôi sẽ là Point Forward”. Thực tế hình mẫu của Point Forward đã xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước. Đây là cụm từ để gọi những SF làm người tổ chức lối chơi của một đội bóng. Họ sẽ cầm bóng từ sân nhà lên nửa sân, sau đó sẽ làm công việc phân phối bóng như một PG thực thụ. Những Point Forward được sự dụng ở một số đội bóng với những ý đồ khác nhau. Đó là khi những huấn luyện viên sở hữu Sharpshooter PG có khả năng ghi điểm tốt, hoặc cũng có thể họ chỉ muốn tối thiểu hóa sự yếu kém ở vị trí hậu vệ như Don Nelson đã làm. Đôi khi trong một số trường hợp họ buộc phải sử dụng Point Forward vì đơn giản SF của họ là cầu thủ tổ chức xuất sắc nhất đội bóng.
Kỹ năng quan trọng nhất mà một Point Forward sở hữu đương nhiên là khả năng chuyền bóng chính xác cũng như nhãn quan chiến thuật rộng. Khả năng sử dụng những kỹ năng khác như phòng ngự, rebound, ghi điểm sẽ quyết định liệu anh ta có thể được coi là một siêu sao hay không. Những Point Small Forward trứ danh trong lịch sử giải bóng rổ NBA có thể kể đến LeBron James, Paul Paul Pressey, Gordan Hayward hay Nicolas Batum...
3. 3pts Specialist Small Forward và Defensive Specialist Small Forward
Cũng giống như các 3pts Specialist SG và Defensive Specialist SG, đây là các tiền phong phụ chuyên có nhiệm vụ ném 3 điểm (3pt Specialist) hoặc phòng thủ (Defenseive Specialist). Điểm khác biệt duy nhất với SG là các SF có thể tham gia tranh cướp rebounds nhiều hơn và có thể kèm nhiều vị trí hơn nhờ vào chiều cao và thể hình tốt của mình.
Một số cầu thủ NBA có cả 2 khả năng trên được gọi là “3 and D” player, tức là có nhiệm vụ làm chuyên gia ném 3 điểm khi đội nhà tấn công và kèm cặp các cầu thủ ngôi sao bên phía đội bạn khi phòng thủ. Đây cũng là mẫu cầu thủ rất thịnh hành tại NBA hiện nay. Có thể kể đến một số “3 and D” foward tài năng hiện nay tại NBA như Jae Crowder, Trevor Ariza, Chandler Parson, Rudy Gay, Harrison Barnes…
4. Combo Forward
Combo Forward là dạng tiền phong có thể chơi hết sức linh hoạt giữa vị trí Small Forward và Power Forward. Đây là dạng tiền phong cũng hết sức thịnh hành tại NBA và được xem như mẫu tiền phong phù hợp với mọi đội bóng và mọi chiến thuật khác nhau. Các Combo Forward sở hữu những kỹ năng hết sức đa dạng cùng với chiều cao và thể hình tốt hơn so các SF thông thường. Khi chơi ở vị trí SF, họ có thể thi đấu ở ngoài vòng cung 3 điểm, đột phá hoặc ném tầm trung bình. Khi được đẩy vào vị trí PF, họ cũng có thể chơi Post up, tranh chấp rebounds cũng như làm tường giúp đồng đội.
Khi đội nhà phòng ngự, Combo Forward cũng rất linh hoạt và có thể theo kèm ba đến bốn vị trí khác nhau trên sân nhờ vào tốc độ và thể hình của mình. Họ có thể theo kèm các tay ném vòng ngoài nhưng cũng không hề e ngại cuộc chiến thể lực với các Big Men của đối phương. Có lẽ không một huấn luyện viên nào tại NBA mà không muốn sở hữu một Combo Forward trong đội hình. Ở giải bóng rổ NBA hiện nay, các Combo Forward đều là các tiền phong thế hệ trẻ khá tài năng, có thẻ kể đến Tobias Harris, Jabari Parker, Robert Covington, Giannis Antetokounmpo (những năm trước đây) hay Draymond Green.
(Còn tiếp)
Leicester, Real, Barca và những “FC phản thầy” đình đám…
John Terry: Đi về đâu cũng là thế
Ethan Ampadu - tương lai mới của Chelsea
Ký ức SEA Games: Nỗi nhớ Lê Huỳnh Đức cứ…
Mùa hè của Real, mùa hè mang nỗi nhớ Ronaldo
Shohei Ohtani đứng đầu danh sách xếp hạng cầu thủ…
Các vị trí và vai trò từng vị trí trong…
Ở Chelsea có những sự lựa chọn khó khăn
Ricardo Kaká: Và Chúa đã tạo ra một thiên thần…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX