Trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2019, quốc hội Mỹ nhấn mạnh việc cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc là "ưu tiên cơ bản" với nước này. Giới chuyên gia đánh giá động thái này cho thấy Washington sẽ có những bước đi cụ thể nhằm đối phó tham vọng triển khai hải quân ra toàn cầu của Bắc Kinh, theo SCMP.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump và quốc hội Mỹ gần đây liên tục chỉ trích hoạt động bành trướng hải quân của Trung Quốc, cho rằng nước này muốn mở rộng tầm ảnh hưởng và kiểm soát thông qua đầu tư và cho vay ưu đãi với các quốc gia ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Loạt dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở nước ngoài như sáng kiến "Vành đai và Con Đường" (BRI) dường như cũng gắn liền với nhiều mục tiêu chiến lược của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Emanuele Scimia đánh giá sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương vẫn mạnh mẽ và tiếp tục được tăng cường, nhưng vị thế quốc phòng của Washington ở Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương đã bộc lộ những điểm yếu giúp Bắc Kinh tận dụng.
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 16/8 công bố báo cáo thường niên về quân sự Trung Quốc, nhấn mạnh nước này đang tăng cường năng lực triển khai sức mạnh ở các khu vực tiền phương, đặc biệt là lực lượng hải quân ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là động thái gây lo ngại và buộc Mỹ tìm phương án đối phó.
Một trong các giải pháp được Mỹ lựa chọn đưa vào NDAA 2019 là tăng viện trợ nước ngoài, nhằm "mở rộng và đẩy mạnh" các nội dung trong Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á.
Các nước Nam Á như Sri Lanka và Bangladesh sẽ được Mỹ cung cấp tiền và hỗ trợ huấn luyện quân sự. Mỹ cũng có hiệp định hậu cần với Ấn Độ tại Ấn Độ Dương, cho phép mỗi nước sử dụng cơ sở hạ tầng quốc phòng của nhau, gồm cả các căn cứ hải quân.
Cuối tuần trước, Mỹ tuyên bố viện trợ 39 triệu USD cho Sri Lanka để giúp nước này tăng cường an ninh hàng hải. Đây là một phần khoản tài chính trị giá 300 triệu USD nhằm hỗ trợ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho thấy Washington muốn đẩy lùi tham vọng kiểm soát chiến lược của Bắc Kinh với quốc gia này.
Do chịu áp lực thanh toán nợ từ thời chính quyền cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa Rajapaksa, Sri Lanka đã chấp thuận để Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota trong 99 năm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Ruwan Wijewardene hôm 22/8 khẳng định nước này sẽ không cho phép Trung Quốc sử dụng cảng Hambantota vào mục đích quân sự.
Bangladesh cũng có quan hệ gần gũi với Trung Quốc và mới mua 23 máy bay huấn luyện K-8W hồi tháng 6. Quốc gia Nam Á này cũng là một mắt xích quan trọng trong sáng kiến BRI.
Theo giới quan sát, cả Bangladesh và Sri Lanka sẽ là tâm điểm trong chiến dịch tranh giành ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc trong nỗ lực gây dựng vị thế ở Ấn Độ Dương.
Trung Quốc cũng đang gia tăng các hoạt động quân sự, đồng thời trở thành nước cung cấp viện trợ lớn thứ hai ở Nam Thái Bình Dương từ năm 2011, với các khoản cho vay ưu đãi và hỗ trợ trị giá 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ đã triển khai chiến lược đối phó thông qua đồng minh như Australia và New Zealand.
Tổng thư ký Diễn đàn Các đảo Thái Bình Dương (PIF) Meg Taylor đánh giá cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc khiến khu vực này nhận được nhiều sự quan tâm, thể hiện tầm quan trọng chiến lược.
Thủ tướng Tonga Akilisi Pohiva gần đây kêu gọi các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương cùng đồng lòng yêu cầu Trung Quốc giảm nợ, cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể kiểm soát các vị trí chiến lược của họ để trừ nợ.
Dù Pohiva sau đó từ bỏ kế hoạch này, được cho là dưới áp lực của Trung Quốc, động thái này là minh chứng cho thấy Tonga và nhiều quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương đang phải đối mặt với các khoản nợ khổng lồ từ Trung Quốc. Mỹ luôn lo ngại rằng các quốc gia này có thể sẽ phải giao các cảng biển quan trọng cho Trung Quốc để được xóa nợ.
Các nước thành viên PIF dự kiến nhóm họp tại đảo quốc Nauru vào tháng 9 để xem xét thỏa thuận an ninh hiện có, nhằm đối phó với những thách thức mới nổi.
Theo bình luận viên Emanuele Scimia, mục tiêu cuối cùng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Trump là ngăn cản Trung Quốc thiết lập các căn cứ hải quân và tình báo ở nước ngoài, sau khi Bắc Kinh xây dựng căn cứ quân sự lớn ở Dijibouti để có thể triển khai lực lượng từ Đông Phi đến Hawaii.
Sự kiện bác sĩ người Việt bị kéo lê khỏi…
Tổng hợp các hình ảnh về bão Harvey trong vài…
Tin nóng: Bão Harvey quay lại, Houston thất thủ trước…
Tin cộng đồng: Một người đàn ông gốc Việt ở…
Vụ "United Airlines": Khi cộng đồng giận dữ lên tiếng
Tưng bừng lễ hội văn hoá châu Á Plano AsiaFest…
Tuần hành phản đối súng đạn của học sinh sau…
Bác sĩ gốc Việt bị bắn chết tại nhà ở…
Cảnh sát Mỹ ra khuyến cáo đặc biệt về "chú…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX