Đến rạng sáng ngày 19/11 giờ địa phương, vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về tàu ngầm ARA San Juan. Vị trí cuối cùng tàu ngầm được xác định là gần vịnh San Jorge, cách bờ biển phía Nam nước này 240 hải lý.
Tối ngày 18/11, Bộ Quốc phòng Argentina cho biết một vài căn cứ quân sự nước này đã bắt được 7 tín hiệu cấp cứu vệ tinh vào sáng và chiều cùng ngày được cho là từ ARA San Juan, đem lại hy vọng về khả năng tìm thấy tàu ngầm đang mất tích.
Các cuộc gọi này kéo dài từ 4 - 36 giây song không ổn định và không cho phép thiết lập liên lạc với con tàu.
“Chúng tôi đã nhận được 7 cuộc gọi vệ tinh, có thể đến từ tàu ngầm ARA San Juan. Chúng tôi đang nỗ lực để xác định vị trí của nó”, Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Oscar Aguad nói.
Trên tài khoản Twitter, Tổng thống Mauricio Macri khẳng định đang huy động mọi nguồn lực trong nước cũng như hợp tác với quốc tế để tìm tàu ARA San Juan.
Chính phủ cũng giữ liên lạc chặt chẽ với thân nhân các thủy thủ.
Tờ Clarin của Argentina đưa tin cho tới thời điểm hiện tại chiến dịch tìm kiếm đã quét 80% vùng biển có khả năng tàu ngầm ARA San Juan đang hoạt động và đã kích hoạt hệ thống tìm kiếm dưới đại dương.
Bán kính khu vực tìm kiếm là 300 km từ điểm phát tín hiệu lần cuối. Tuy nhiên, khu vực Patagonia đang có một cơn bão mạnh, với gió to tới 100km/h và sóng biển cao tới 6m, cản trở công tác tìm kiếm.
“Thời tiết này sẽ cản trở nỗ lực tìm kiếm tàu thêm ít nhất 48 tiếng nữa”, nhà khí tượng Derek Van Dam nói.
Đây cũng có thể là lý do khiến tàu ARA San Juan không thể nổi lên trên mặt nước.
Chiến dịch tìm kiếm được chính quyền Buenos Aires triển khai cả trên không lẫn trên biển với sự hỗ trợ của không quân và hải quân các nước Brazil, Anh, Chile, Uruguay và Mỹ. Argentina đã huy động 7 tàu quân sự, 6 máy bay, 4 tàu nghiên cứu khoa học, tàu phá băng và 20 tàu đánh bắt cá tham gia tìm kiếm.
ARA San Juan mang theo số lương thực và oxy đủ dùng trong nhiều ngày và có thể tiếp tục hành trình bất chấp vấn đề liên lạc. Hệ thống liên lạc chỉ có thể phát sóng tầm ngắn ở khoảng cách tối đa 16km và trong trường hợp xảy ra tai nạn khi đang ở dưới đáy biển, tàu sẽ phóng ra phao nổi cho phép xác định vị trí chính xác.
Hải quân Mỹ đã triển khai 1 buồng cứu hộ tàu ngầm, 1 tàu lặn dưới nước điều khiển từ xa, 1 máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon cùng với máy bay tuần tra hàng hải P-3C Orion của NASA đang ở Argentina đã phối hợp tìm kiếm.
Quân đội Anh đã điều tàu tuần tra HMS Protector và máy bay quân sự C-130 Hercules từ căn cứ tại đảo Falkland đến hỗ trợ hoạt động tìm kiếm và cứu hộ theo yêu cầu của Hải quân Argentina.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX