Mọi thứ có lẽ được nảy ra trong hoàn cảnh điều kiện tự nhiên của Nhật Bản, mà cụ thể là lượng quặng kim loại (nguyên liệu đế sản xuất huy chương) vô cùng khan hiếm. Bên cạnh đó, người Nhật cũng đã hết rất hoạt khi vận dụng những “di sản” của các kỳ Olympic gần đây để lại mà mới nhất phải kể đến Olympic Rio 2016. Bởi thật ra, những chiếc huy chương được trao tại Thế vận hội vừa qua, trong thành phần cấu tạo nên chúng có đến 30% là nguyên liệu tái chế như phụ kiện xe bỏ đi, mặt gương và đĩa chụp tia X. Thậm chí, cả những dải ruy băng để đeo huy chương cũng có một nửa thành phần làm từ chai nhựa tái chế.
Quả thật sẽ là rất khập khiễng nếu như so sánh với những chiếc huy chương ở những kỳ đại hội kể từ năm 1912 tại Stockholm, Thụy Điển trở về trước, nơi mà những chiếc huy chương Vàng được đúc hoàn toàn bằng vàng thật nguyên chất. Sau đó trở đi, những tấm huy chương Vàng thực chất được tạo ra từ những tấm mề đay bằng đồng được mạ một lượng vàng, nhưng rất nhỏ. Giả sử, nếu như một chiếc huy chương Vàng ở Olympic Rio được làm bằng vàng thật như trước đây thì nó phải có giá trị lên tới gần 20.000 USD. Trong khi với cách mạ vàng, giá trị của nó chỉ là 564 USD cho mỗi chiếc. Những tấm huy chương được trao ở Rio tưởng chừng như đã đạt đến đến độ tinh túy trong cả ý tưởng lẫn thể hiện. Thế nhưng, sự táo bạo nhưng hết sức hợp lý trong ý tưởng sản xuất huy chương từ những chiếc điện thoại tái chế của người Nhật thật sự còn độc đáo hơn rất nhiều.
Sau khi chính phủ và các công ty Nhật Bản thông qua dự án trên của Ủy ban Olympic nước này. Ngay từ tháng tư năm nay, công việc thu thập quặng kim sẽ được chính thức tiến hành. Theo đó, tại những văn phòng của những cơ quan hành chính địa phương và các cửa hàng điện tử viễn thông sẽ bắt đầu có sự xuất hiện của những chiếc hộp quyên góp điện thoại. Với một đất nước mà trữ lượng quặng kim loại được xem như là khan hiếm như “Xứ sở hoa anh đào”, dự án này được xem như là một cách hết sức thông minh để tiết kiệm nhiên liệu và chi phí tổ chức Olympic, vấn đề mà những nhà chuyên trách và người dân đặc biệt lưu tâm ở mỗi kỳ thế vận hội.
Nếu những chiếc huy chương được làm tự điện thoại tái chế kia thật sự xuất hiện trên các bục nhận giải ở Tokyo vào năm 2020, thì quả thật, người Nhật đã viết nên một trang mới trong bề dày lịch sử muôn hình vạn trạng của những tấm huy chương Olympic và Paralympic. Đặc biệt, trong bối cảnh cả thế giới đang vô cùng đau đầu khi phải tìm mọi cách để giải quyết “đề bài” tiết kiệm nhiên liệu, rất có thể mô hình trên sẽ được quảng bá và khuyến khích áp dụng tại các kỳ Thế vận hội tiếp theo. Thậm chí, ý tưởng trên còn được mong đợi sẽ là tiền đề cho hướng đi của các lĩnh vực khác trong tương lai nhằm tiết kiệm khoáng sản. Cứ như thế, câu chuyện về những tấm huy chương có lẽ sẽ không chỉ dừng lại ở quy mô thể thao.
Leicester, Real, Barca và những “FC phản thầy” đình đám…
John Terry: Đi về đâu cũng là thế
Ethan Ampadu - tương lai mới của Chelsea
Ký ức SEA Games: Nỗi nhớ Lê Huỳnh Đức cứ…
Các vị trí và vai trò từng vị trí trong…
Mùa hè của Real, mùa hè mang nỗi nhớ Ronaldo
Shohei Ohtani đứng đầu danh sách xếp hạng cầu thủ…
Các vị trí và vai trò từng vị trí trong…
Ở Chelsea có những sự lựa chọn khó khăn
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX