Đó là thông tin mà Chủ tịch Jormsup Lochaya của Tập đoàn tiết lộ với Reuters hôm thứ sáu.
Theo đó, trong giai đoạn một, Superblock Pcl sẽ đầu tư 20,7 tỷ baht cho 3 trang trại gần biển, với công suất 142MW tại tỉnh Bạc Liêu, 98MW tại tỉnh Sóc Trăng và 100MW tại tỉnh Cà Mau. Có thể thấy các dự án này đều được triển khai ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, ông Jormsup cho biết. Việc thi công đã bắt đầu, ông Jormsup kỳ vọng các trang trại này có thể đưa vào vận hành trong năm 2020.
Giai đoạn hai của dự án với công suất 360MW cũng sẽ được xây dựng tại 3 tỉnh trên. Giai đoạn hai sẽ bắt đầu triển khai khi giai đoạn một kết thúc.
Việt Nam có dân số trẻ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và các ngành công nghiệp phát triển khiến nhu cầu năng lượng tăng 10%/năm. Những điều đó biến Việt Nam trở thành một thị trường quan trọng. Hơn nữa Việt Nam muốn đáp ứng được nhu cầu năng lượng trong nước mà hạn chế gây ô nhiễm môi trường ông Jormsup nói.
"Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội cũng có những vấn đề tương tự (như Thái Lan). Người Việt muốn có năng lượng sạch và rẻ. Việc này thúc đẩy bằng ngành năng lượng tái tạo tăng trưởng", vị Chủ tịch nói. Ngoài ra, chi phí cho năng lượng tái tạo lại thấp hơn và Chính sách của Chính phủ Việt Nam cũng hướng đến phát triển năng lượng tái tạo
Việt Nam hiện có các nhà máy điện gió với công suất 140MW. Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2030 công suất điện gió của Việt Nam đạt mức 6.000MW.
Chủ tịch Superblock Pcl cho biết công ty đối tác của tập đoàn này là một công ty xây dựng quốc doanh Trung Quốc sẽ đầu tư nguồn vốn vào dự án xây nhà máy điện gió tại Việt Nam. Các trang trại được xây dựng trên đất thuê 49 năm, gần với hệ thống truyền tải điện năng sẵn có. Khu vực này là nơi từng được lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện than nhưng đã bị hủy bỏ.
Jormsup nói Superblock Pcl cũng đang cân nhắc đầu tư thêm vào một dự án điện mặt trời công suất 50MW ở Việt Nam. Công ty sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào quý II năm nay.
Sau Việt Nam, Superblock dự kiến mở rộng các dự án điện gió và điện mặt trời ở các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Myanmar, Phillipines, Indonesia và Malaysia. Công ty hướng tới mục tiêu tăng trưởng doanh thu lên đến 25%/năm và nguồn doanh thu đến từ các dự án nước ngoài tăng 20 - 30%.
"Chúng tôi muốn trở thành một công ty tầm cỡ khu vực", ông Jormsup nói. Tập đoàn của Thái đang cân nhắc thâu tóm một số công ty về năng lượng tái tạo trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời hướng đến triển khai các dự án ở Trung Quốc, Nhật Bản và Australia.
Công ty năng lượng mặt trời lớn nhất Thái Lan đã lọt vào top 15 của thế giới vào năm 2016 với công suất trên 3.000MW, theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA).
Theo: Lan Anh/Trí Thức Trẻ
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX