Nghi án ông Nicolas Sarkozy nhận tiền của chính phủ Libya để tài trợ tranh cử Tổng thống Pháp hồi năm 2006 đã được nêu ra từ lâu. Một cuộc điều tra đã bắt đầu cách đây 5 năm.
Ông Nicolas Sarkozy từng bác bỏ cáo buộc nhận tiền từ nhà lãnh đạo Libya, gọi đó là “trò nực cười” chống lại ông vì đã can thiệp quân sự vào Libya trong một chiến dịch do Mỹ dẫn đầu nhằm kết thúc 41 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Vụ việc vỡ lở hồi năm 2012, khi một thỏa thuận tài chính phi pháp giữa ông Sarkozy và cố Tổng thống Libya được tung ra với truyền thông, viết bằng tiếng Arab, do Mussa Kussa, tướng tình báo của ông Gaddafi, ký năm 2006. Cụ thể, đó là "thỏa thuận hỗ trợ cho ứng viên Tổng thống trong các kỳ bầu cử, Nicolas Sarkozy, với tổng số tiền 50 triệu Euro (khoảng 60 triệu USD)”.
Trước đó, hồi tháng 3/2011, Saif al-Islam, con trai nhà lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi trả lời phỏng vấn với tờ Euronews cho hay: "Sarkozy trước tiên phải trả lại số tiền ông ta lấy từ Libya phục vụ cho chiến dịch tranh cử. Chúng tôi đã tài trợ cho chiến dịch của ông ấy và chúng tôi có bằng chứng".
Tiếp đó, cách đây hơn 1 năm, một người trong ekip tranh cử của ông Nicolas Sarkozy là nhà kinh tế Ziad Takieddine thừa nhận, hồi cuối năm 2006, đã vận chuyển 5 triệu Euro tiền mặt từ Thủ đô Tripoli của Libya tới Paris, rồi chuyển cho ông Nicolas Sarkozy, lúc đó đang là Bộ trưởng Nội vụ và đang có ý định tranh cử Tổng thống. Trong kỳ bầu cử hồi đó, ông Nicolas Sarkozy thắng cử và trở thành Tổng thống Pháp cho tới năm 2012.
Luật pháp của Pháp quy định số tiền quyên góp tối đa cho một ứng viên tổng thống là 7.500 Euro (khoảng 9.200 USD) và cấm một ứng cử viên Tổng thống nhận tiền của một nước khác. Trong khi số tiền 60 triệu USD có thể đã được "rửa" thông qua các tài khoản ngân hàng ở Panama và Thụy Sĩ.
Đây là lần đầu tiên, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị tạm giữ và thẩm vấn về nghi án này.
Tờ Francet Vinfo của Pháp dẫn lời các viên chức cảnh sát tại Nanterre cho biết, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã được các luật sư của ông hỗ trợ. Việc ông bị tạm giam là một thủ tục thông thường cho loại điều tra phức tạp này.
Điều đó có nghĩa là sau 48 giờ, ông Nicolas Sarkozy có thể sẽ được rời khỏi đồn cảnh sát tư pháp ở Nanterre vào sáng thứ 5 (ngày 22/3).
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX