Điểm danh 5 loài thực vật không bao giờ nở hoa
Mạn Đà La Hoa 01/04/2017 09:30 PM
Thế giới thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Hơn nữa, thực vật còn là yếu tố cơ bản của sự sống, không có thực vật kể cả con người hay bất kì một sinh vật nào trên trái đất cũng không thể tồn tại được. Khi nói đến thực vật chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ, vòng đời của thực vật đơn giản chỉ là: Lớn lên, sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả, và cuối cùng là tạo hạt. Tuy nhiên, không phải loài thực vật nào cũng tuân theo quy luật như trên. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta biết đến 5 loài thực vật không tuân theo quy luật này, 5 loài thực vật không bao giờ ra hoa.

1. Dương xỉ

Là cây thân thảo, gần như không thân, cao trung bình khoảng 15 – 30 cm, rộng khoảng 15 – 20 cm. Cây dương xỉ có nhiều lá mọc thành cụm nhìn rất xum xuê. Dương xỉ có lá kép, dài khoảng 20 – 35 cm, giống hình chiếc lược, thon nhọn ở đầu, lá non cuộn tròn, có lông.

Cây dương xỉ.
Ảnh: hoacuadat.vn

Dương xỉ là thực vật có mạch, chúng khác với thực vật có hạt (bao gồm thực vật hạt trần và thực vật hạt kín), suốt cả vòng đời của chúng không hề ra hoa. Tuy nhiên, để duy trì nòi giống qua nhiều thế hệ, chúng có phương pháp sinh sản bằng bào tử, khác với rất nhiều loài thực vật khác.

Dương xỉ không có hoa, sinh sản bằng bào tử.
Ảnh: ytimg.com

2. Tảo xoắn sống ở nước ngọt

Cơ thể chúng là những sợi dài gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, màu lục, có dải xoắn (thể màu) chứa chất diệp lục để quang hợp, tạo ra chất dinh dưỡng. Tảo xoắn sinh sản vô tính bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới. Nó cũng có thể sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa hai tế bào gần nhau thành hợp tử, từ đó cho ra sợi tảo mới.

Tảo xoắn Spirulia sống ở các hồ nước ngọt.
Ảnh: kotobuki.vn

3. Rong mơ sống ở nước biển

Chúng sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc, chưa có rễ, thân, lá. Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu. Rong mơ cũng quang hợp và tự tạo ra chất dinh dưỡng (dinh dưỡng tự dưỡng). Ngoài sinh sản vô tính, rong mơ còn sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).

Rong mơ sống ở nước biển.
Ảnh: blogspot.com

 4. Ngành thông (Pinophyta)

Gồm các loài cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân gỗ. Cơ quan sinh sản thường đơn tính, có cấu tạo nón khác với cấu tạo hoa, gồm các lá bào tử xếp xoắn ốc hoặc xếp vòng trên một trục ngắn có dạng nón. Thụ phấn nhờ gió, ít khi nhờ côn trùng. Lá noãn mở không bao hạt, mang một đến nhiều lá noãn ở nách hoặc mép. Hạt có phôi thẳng, mang một đến nhiều lá mầm.

Thông không ra hoa, cơ quan sinh sản có cấu tạo hình nón.
Ảnh: lamagiadelosbosques.com

5. Ngành Dây gắm

Ngành Dây gắm (Gnetophyta) là một ngành của thực vật hạt trần chứa ba họ có quan hệ họ hàng trong một nhóm đa ngành của thực vật có hạt. Chúng cũng không có hoa và sinh sản bằng các đoạn thân (dây leo) tiếp đất.

Dây gắm không có hoa, sinh sản bằng các phân đoạn.
Ảnh: dktcdn.net

 

Author: Mạn Đà La Hoa

News day