Vinacircle - Chưa bao giờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lại có sức ảnh hưởng khủng khiếp như lúc bây giờ. “Cuộc chiến” đang gia tăng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách khi thuế quan của Mỹ dường như đang gây ra sự ảnh hưởng nặng nề hơn cho nền kinh tế Trung Quốc.
Theo thống kê của các nhà hoạch định, các nhà máy của Trung Quốc đang suy yếu một cách rõ rệt. Lĩnh vực sản xuất bị đình trệ sau 15 tháng mở rộng cùng với hàng trăm đơn hàng xuất khẩu giảm nhanh trong vòng hơn 2 năm qua.
Chỉ số kinh doanh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng có dấu hiệu hạ nhiệt. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải đau đầu đưa ra các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng trong thời gian tới.
Chuyên gia về lĩnh vực kinh tế của Ngân hàng Truyền thông Thượng Hải, ông Tang Jianwei cho hay: “Chúng ta nên chuẩn bị chính sách vì áp lực từ bên ngoài đối với nền kinh tế đang gia tăng và nó sẽ tiếp tục tăng trong năm tới”.
Về phía trang tin CNBC cũng đưa tin, tháng 9 thật sự là một tháng tồi tệ đối với các nhà máy của Trung Quốc vì không có mức kinh doanh cải thiện kể từ giữa năm 2017, khi nhiều hợp đồng được ký kết.
Một thống kê gần đây cũng cho biết chỉ số xuất khẩu đơn hàng mới của Trung Quốc trong tháng 9 đã giảm xuống còn 48,0 từ mức 49,4 trong tháng 8.
Ông Zhengsheng Zhong, Giám đốc Phân tích kinh tế vĩ mô của Tập đoàn CEBM cho biết: “Ngành sản xuất đã suy yếu sâu và rộng trong tháng 9, khi hiệu suất xuất khẩu ngày càng giảm và tác động đến sản xuất của công ty”.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ đang tỏ ra là bên thắng cuộc trong cuộc chiến thương mại căng thẳng này. Phía Mỹ cũng chỉ ra rằng những dấu hiệu kinh tế Trung Quốc đang suy yếu như là thị trường chứng khoán đang suy giảm…
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không hề lép vế, đáp trả việc quyết tâm sẽ kích thích nhu cầu trong nước, ngăn cản mọi tác động từ bất kỳ cú sốc thương mại nào.
Đòn thương mại gần đây nhất của Mỹ đã áp thuế quan lên số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc vào ngày 24/9 và đe dọa sẽ áp thuế đối với hầu hết hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều chưa có tiếng nói chung trong kế hoạch đàm phán thương mại, và cả hai bên dường như đang dốc tâm cho một cuộc chiến lâu dài, đưa ra những góc nhìn khác nhau về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ông Long Guoqiang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc cho biết, tác động của thuế quan đối với những nhà máy chuyên sản xuất hàng xuất khẩu sẽ rất khắc nghiệt.
“Một số sẽ cắt giảm sản xuất, một số sẽ cắt giảm công nhân, và một số thậm chí có thể đóng cửa”, ông Long nói.
Bên cạnh đó, các thành phố và các tỉnh chuyên sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã và đang cho thấy sự căng thẳng.
Quảng Đông, tỉnh có GDP lớn nhất Trung Quốc, cũng vừa báo cáo xuất khẩu bị sụt giảm mạnh trong 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.
Đáng nói, nhu cầu trong nước ở Trung Quốc đã chậm lại trước khi chiến tranh thương mại với Mỹ bùng phát khi một cuộc đàn áp nhiều năm về cho vay và nợ rủi ro đã đẩy chi phí vay của các công ty lên cao. Tăng trưởng đầu tư tài sản cố định đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Theo: CNBC
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Đâu là những rủi ro đáng chú ý trên thị…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX