Quyết định này, đã được thống nhất thông qua bởi các thành viên của Hội đồng chính sách của Fed, là một phần của nỗ lực sau khủng hoảng toàn cầu nhằm chấm dứt những định chế tài chính “quá lớn không thể sụp đổ” (too big to fail) những định chế quá lớn và phức tạp mà sự phá sản của chúng có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống tài chính.
Theo đó, quy tắc này yêu cầu các ngân hàng quan trọng mang tính hệ thống toàn cầu (global systematically important banks - GSIBs) phải sửa đổi ngôn ngữ trong các hợp đồng tài chính chung để chúng không thể hủy ngay lập tức nếu định chế đó bị phá sản.
Bằng cách áp dụng các quy định bảo vệ mới, các nhà quản lý muốn ngăn chặn việc đổ vỡ mang tính hệ thống nếu một số lượng lớn các đối tác vội vàng chấm dứt hợp đồng, như đã xảy ra trong trường hợp của Lehman Brothers trong năm 2008.
Các quy tắc mới sẽ áp dụng cho tám GSIBs, bao gồm JPMorgan Chase (JPM.N), Goldman Sachs (GS.N) và Citigroup (C.N). Khi GSIBs ký kết một số lượng lớn các hợp đồng như vậy, thường trị giá hàng trăm tỷ USD, một hoảng loạn thị trường dẫn tới việc chấm dứt chúng có thể kéo đổ các tổ chức khác.
Chủ tịch Fed Janet Yellen cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy khi một tổ chức tài chính lớn gặp rắc rối, sự sụp đổ của nó có thể gây bất ổn cho các công ty khác và rộng hơn là hệ thống tài chính. “Yêu cầu này sẽ giúp quản lý rủi ro đối với hệ thống tài chính khi GSIB sụp đổ”.
Quy tắc áp dụng cho một loạt sản phẩm, bao gồm các sản phẩm phái sinh, hợp đồng cho vay chứng khoán, và các thoả thuận tài trợ ngắn hạn, chúng thường được thương lượng mang tính cá nhân hơn là xử lý thông qua một trung tâm thanh toán bù trừ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang nỗ lực nới lỏng các quy định, quy định này cho phép các ngân hàng có thêm thời gian để tuân thủ, đồng thời giảm số lượng hợp đồng phải tuân thủ.
Fed lần đầu tiên đề xuất quy định này vào tháng 5/2016 và đã hoàn thành nó vào thứ Sáu.
“Quy định hôm nay là một bước quan trọng nhằm đảm bảo giải pháp trật tự của GSIBs Mỹ và qua đó bảo vệ hệ thống tài chính của Mỹ”, Ann Battle – thuộc Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế (ISDA) cho biết. Hiệp hội đã làm việc với các nhà quản lý để giúp các ngân hàng sửa đổi hợp đồng của họ phù hợp với quy tắc.
“Chúng tôi mong muốn làm việc với tất cả những người tham gia thị trường để phát triển một giải pháp phù hợp với nguyên tắc đáp ứng được nhu cầu của họ và đáp ứng các mục tiêu chính sách của Fed”.
Theo: Hoàng Nguyên/Thời Báo Ngân Hàng
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX